Những người mắc COVID-19 có thể bị những ảnh hưởng trong và sau khi đã hồi phục. Trong đó, ảnh hưởng đến tim mạch sau nhiễm COVID-19 thường gặp và được phản ánh nhiều nhất.
Nhiễm SARS-CoV-2 gây ảnh hưởng đến lớp màng tế bào lót bề mặt bên trong của tĩnh mạch và động mạch (nội mạc mạch máu), có thể gây viêm mạch máu, tổn thương các mạch máu rất nhỏ và cục máu đông, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tim hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Tất cả những ảnh hưởng trên có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tim và hệ tuần hoàn (mạch máu) gây ra những hậu quả có thể trầm trọng như suy tim, rối loạn nhịp tim, tắc mạch máu hệ thống hoặc tĩnh mạch.
Vì vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng của nhịp tim nhanh hoặc không đều sau đây thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chăm sóc, hồi phục sức khỏe tim mạch hậu COVID-19:
• Cảm thấy tim đập nhanh hoặc không đều trong lồng ngực (hồi hộp đánh trống ngực)
• Cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt, đặc biệt là khi đứng
• Khó chịu ở ngực
Chương trình “Khám sức khỏe hậu COVID-19” tại Phòng khám đa khoa Nha Trang UNI CARE không chỉ sàng lọc, đánh giá tổng quát sức khỏe của quý khách hàng mà còn tầm soát chuyên sâu các cơ quan chức năng như hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh, tim mạch…, giúp phát hiện kịp thời và điều trị các yếu tố nguy cơ.
Khi tầm soát tim mạch hậu COVID-19, bạn cần thực hiện 2 loại xét nghiệm là: Công thức máu (tìm nguy cơ hình thành cục máu đông) và D-dimer (xác định trong mạch máu có cục máu đông hay không).
Ngoài ra, bạn nên thực hiện thêm: đo điện tâm đồ (chẩn đoán rối loạn nhịp tim, dấu hiệu bệnh lý mạch vành), siêu âm tim (đánh giá cơ tim, phát hiện suy tim).
Với những trường hợp COVID-19 nặng, phải thở máy hoặc nằm một chỗ thì cần đánh giá di chứng với cách thức chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn như chụp điện toán cắt lớp MSCT, chụp mạch vành hoặc siêu âm tĩnh mạch chi dưới.