Đặt câu hỏi với các bác sĩ của UNI CARE

Chuyên khoa: Đặt câu hỏi với các bác sĩ của UNI CARE

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Hoàng Lân

Truyền hóa chất có ảnh hưởng tới người xung quanh không?

Truyền hóa chất có ảnh hưởng tới người xung quanh không?
 Ngày trả lời: 02/07/2021

Việc truyền hóa chất có thể ảnh hướng ít nhiều đến những người xung quanh do thuốc hóa trị có thể vẫn còn lưu lại trong cơ thể của bệnh nhân. Đặc biệt đối với những bệnh nhân tiến hành hóa trị liên tục thì thuốc sẽ luôn lưu lại trong cơ thể bệnh nhân cho đến khi quá trình điều trị được hoàn tất.

Truyền hóa chất có ảnh hưởng tới người xung quanh không
Khi thuốc hóa trị còn trong cơ thể người bệnh, cũng có thể còn có một lượng nhỏ thuốc hóa trị trong chất dịch cơ thể người bệnh như trong nước tiểu, phân, dịch nôn hoặc các dịch cơ thể khác.

Tuy nhiên cơ bản những dịch này cũng không quá ảnh hưởng đến việc giao tiếp giữa người bệnh và người xung quanh, ví dụ như việc nói chuyện hay giao tiếp hoặc ôm, đụng chạm vẫn cơ bản là an toàn. Mặc dù vậy người bệnh vẫn nên lưu ý với những dịch cơ thể của bản thân như sau:

Sử dụng giẻ lau một lần khi chẳng may làm rớt dịch cơ thể, dùng nước xà bông lau và cho giẻ vào túi ni lông và cho vào thùng rác

“Bọc hai lần túi” từng miếng băng cho tiểu són, tả bỉm, túi bọc ống truyền hoặc túi bọc ống thoát trước khi bỏ

Giặt tất cả quần áo và đồ trải giường bị dính chất dịch cơ thể

Xả bồn vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

 Ngày đăng: 03/06/2021 Phạm Như Nguyệt

Tăng huyết áp kèm bệnh đái tháo đường

Chào Bác sĩ, cách đây 2 năm bố tôi từng bị tai biến nhưng may được cấp cứu kịp. Hiện giờ sức khỏe tuy không như trước nhưng cụ vẫn đi lại, tự sinh hoạt bình thường. Bố tôi lại bị tiểu đường nên tôi vẫn lo bệnh của bố tôi tái phát nên muốn hỏi Bác sĩ là làm thế nào để ngăn cơn đột quỵ. Mong bác sĩ giải đáp sớm. Cảm ơn bác sĩ.
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Chào bạn, bố bạn tăng huyết áp kèm bệnh đái tháo đường, lại hai lần bị tai biến. Vì vậy nguy cơ tai biến xảy ra nữa rất cao. Bạn cần đưa bố thường xuyên khám định kỳ tim mạch và nội tiết. Phải uống thuốc và chế độ ăn uống hợp lý mới kiểm soát được tai biến xảy ra. Chúc gia đình bạn khoẻ.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Trần Linh Nhi

Huyết áp thấp có nguy hiểm không và cần lưu ý gì

Chào Bác sĩ, cháu năm nay 28 tuổi, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu nhẹ và đôi khi choáng, ngất,… Bác sĩ cho cháu hỏi huyết áp thấp có nguy hiểm không và cần lưu ý gì? Cảm ơn Bác sĩ.
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Chào bạn, bạn thường xuyên mệt, đau đầu, choáng và đôi khi ngất, đó là những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý tim mạch, thần kinh, thiếu máu, suy nhược... bạn cần đến bệnh viện khám để tìm nguyên nhân điều trị. Huyết áp cao hay thấp đều nguy hiểm, bạn nên khám tìm nguyên nhân để điều trị. Chúc bạn khoẻ.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Kỳ Duyên

Người già dễ bị tăng huyết áp

Chào Bác sĩ, tôi nghe nói người già dễ bị tăng huyết áp. Ông Tôi năm nay 64 tuổi nhưng vẫn đi khám định kỳ 1 năm/lần. Tôi cũng không bị tăng huyết áp nhưng lo lỡ bị bệnh mà không phát hiện được. Bác sĩ có thể cho biết tăng huyết áp có triệu chứng gì không? Cảm ơn bác sĩ.
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Chào bạn, ông bạn đã 64 tuổi, được khám định kỳ sức khoẻ vậy là tốt. Tỉ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam khoảng 25% ở người lớn tuổi. Triệu chứng hay dấu hiệu để biết tăng huyết áp như: chóng mặt, xâm xoàng, nhức đầu, hoa mắt, nặng ngực, khó thở, tiểu đêm... nhưng rất nhiều trường hợp không có triệu chứng. Bạn có thể theo dõi huyết áp ông hằng tháng bằng cách đo huyết áp tại nhà hay trung tâm y tế gần nhà nhất. Chúc gia đình bạn vui vẻ.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Hoàng Ngọc Hà

Em bị huyết áp thấp nên hay chóng mặt, buồn nôn

Thưa Bác sĩ, em bị huyết áp thấp nên hay chóng mặt, buồn nôn. Em có uống thuốc theo toa của bác sĩ nhưng nghe nói ăn uống cũng giúp cải thiện bệnh phần nào. Xin bác sĩ tư vấn cho em các thực phẩm tốt cho bệnh thấp huyết áp ạ. Cảm ơn Bác sĩ ạ!
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Chào bạn, điều trị huyết áp ngoài dùng thuốc còn chế độ ăn uống và tập thể dục rất quan trọng. Bạn bị huyết áp thấp thì chế độ ăn nhiều năng lượng protein: thịt, cá, trứng, rau, trái cây... Bạn cần ăn đầy đủ, không bỏ bữa ăn,... Chúc bạn khoẻ.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Nguyễn Tuyết Mai

Rối loạn nhịp tim nhanh

Chào Bác sĩ, hiện tôi bị chứng rối loạn nhịp nhanh trên thất do tâm lý chứ không phải bệnh lý (đã đi khám ở HM 1 lần). Nhịp tim lúc mới ngủ dậy đo được là 82 nhưng trong ngày nhịp tim luôn ở mức 90 đến 100. Công việc tôi nhẹ nhàng nghỉ ngơi nhiều. Vậy tôi phải làm sao ạ?
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Chào bạn, bạn mắc bệnh rối loạn nhịp, bạn đã đo điện tâm đồ 24h chưa, tầm soát hết nguyên nhân rối loạn nhịp nhanh trên thất chưa. Bạn cần đến bệnh viện khám để tìm nguyên nhán. Điều trị rối loạn nhịp do tâm lý (cường giao cảm) thì chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý là quan trọng. Tránh lo lắng, mất ngủ, căng thẳng,... bạn cần tập thể dục thường xuyên. Chúc bạn khoẻ.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Phạm Thu Thảo

Cao huyết áp

Chào Bác sĩ, mẹ em 48 tuổi, bị cao huyết áp. Mỗi ngày, mẹ đều sử dụng thuốc Apitim 5 nhưng thỉnh thoảng cảm thấy mệt và hồi hộp nên sử dụng kèm thêm viên Vosfarel Domesco thì có ảnh hưởng gì không thưa Bác sĩ. Em cảm ơn Bác sĩ ạ!
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Chào bạn, mẹ bạn đang dùng thuốc hạ áp thuộc nhóm ức chế canxi. Thỉnh thoảng bà mệt, hồi hộp,... Tốt nhất bạn đưa bà vào viện để làm điện tâm đồ, siêu âm tim,... để xác định thêm bà có bệnh lý mạch vành hay rối loạn nhịp tim không? Thuốc vosfarel dùng hổ trợ không ảnh hưởng gì nhưng bạn cần phác đồ điều trị hợp lý hơn cho mẹ. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Phạm Đức Thành

Cách dự phòng bệnh tăng huyết áp

Thưa Bác sĩ, mong được Bác sĩ tư vấn các cách dự phòng bệnh tăng huyết áp nhằm phòng nguy cơ đột quỵ ạ? Xin cám ơn Bác sĩ rất nhiều!
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Chào bạn. Dự phòng tăng huyết là biện pháp bắt buộc với mọi người dân để giảm nguy cơ đột quỵ. Vậy phòng ngừa như thế nào? Bạn cần chế độ ăn hợp lý: Hạn chế sử dụng muối (ăn nhạt), hạn chế chất béo, hạn chế ăn ngọt,... Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Bạn có chế độ vận động thể dục hợp lý, tập thể dục mỗi 30 phút /ngày; tránh các căng thẳng, ức chế.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Nguyễn Hữu Thọ

Huyết áp bao nhiêu thì được xem là bình thường và bao nhiêu được coi là cao

Thưa Bác sĩ, tôi 60 tuổi, huyết áp bao nhiêu thì được xem là bình thường và bao nhiêu được coi là cao, nếu bị cao huyết áp thì điều trị như thế nào thưa bác sĩ? Tôi nghe nói phải uống thuốc cả đời có đúng không? Mong được Bác sĩ tư vấn. Cảm ơn Bác.
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Chào Bác. Với tuổi 60, huyết áp <140/90 mmhg được gọi là an toàn, vậy huyết áp >= 140/90 mmhg được gọi là tăng huyết áp. Để điều trị Bác cần đến bệnh viện xét nghiệm để xác định nguyên nhân tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ,... để có một phác đồ điều trị hợp lý. Điều trị huyết áp là một quá trình cần chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc hợp lý, không nhất thiết điều trị suốt đời. Chúc Bác luôn khỏe.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Hoàng Ngọc Tuấn

Cao huyết áp

Chào Bác sĩ, ba em và em trai e bị cao huyết áp, riêng ba thì mắc thêm chứng cơ tim dãn vậy có hướng điều trị như thế nào để sức khỏe ổn hơn không ạ? Em cảm ơn Bác.
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Cao huyết áp phải điều trị gần như cả đời và tái khám định kỳ để tầm soát các chức năng cơ quan khác có bị ảnh hưởng và đánh giá lại hiệu quả điều trị. Bệnh cơ tim phì đại chưa có điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ để bệnh khỏi nặng lên, nên cho bác khám chuyên khoa tim mạch để được đánh giá rõ hơn. 

 Ngày đăng: 03/06/2021 Nguyễn Phi Hùng

Thiếu máu cục bộ cơ tim

Thưa Bác sĩ, bố tôi dạo đây hay bị mệt, nhiều khi còn có hiện tượng ngất đi. Đi khám thì bác sĩ cho biết bị thiếu máu cục bộ cơ tim. Xin bác sĩ cho biết tại sao bố tôi lại bị bệnh này, và giờ điều trị như thế nào vậy thưa Bác sĩ. Em cảm ơn bác ạ.
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Ngất có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ tim mạch. Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là thiếu nguồn cung cấp máu nuôi cơ tim, nó liên quan đến mạch vành của cơ tim. Hiện đã có phương tiện chẩn đoán chuyên sâu và can thiệp điều trị bằng phương pháp chụp mạch vành tại các bệnh viện lớn đó anh.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Nguyễn Phi Hùng

Đến Viện để xét nghiệm nên chuẩn bị gì

Chào bác sỹ...em xuất hiện 1 số nốt trắng đục ở lòng ban tay phải. Không biết có phải em đã bị nhiễm sán không ạ? Em đang định đến Viện để xét nghiệm không biết là nên chuẩn bị gì?
 Ngày trả lời: 03/06/2021
Những nốt trắng đục ơ lòng bàn tay có thể là kén sán…Để biết chính xác bạn cần đến để khám và xét nghiệm. Khi đi mang theo 1 ít phân để làm xét nghiệm phân.

Đặt câu hỏi

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông bên dưới

Gửi
Thiết kế & phát triển bởi SweetSoft JSC
Đặt lịch
Messenger