Bác sĩ chỉ ra triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận

Bác sĩ chỉ ra triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận

Ngày đăng: 31/05/2021Tác giả: UNICARE
Bác sĩ chỉ ra triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận

1. Tại sao bệnh nhân suy thận thường bị thiếu máu?
Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể người, nơi lọc bỏ các chất và dịch thừa từ máu vào nước tiểu và đưa ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, nội tiết tố erythropoietin có vai trò kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu cũng được tạo ra tại đây. Nội tiết tố này được sản xuất liên tục, gửi tín hiệu kích thích tưới tủy xương để sản xuất hồng cầu cho máu.

Bệnh nhân suy thận thường bị thiếu máu

Ở bệnh nhân suy thận, chức năng sản xuất erythropoietin cũng bị suy giảm, vì thế tủy xương cũng không nhận được tín hiệu để sản xuất hồng cầu. Khi hồng cầu không được sản xuất đủ sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu ở bệnh nhân suy thận, mức độ thiếu máu sẽ nặng dần theo tiến triển của của bệnh suy thận mạn tính.

Ngoài ra, bệnh nhân suy thận thường bị thiếu máu do những nguyên nhân khác là:

Thiếu sắt tuyệt đối

Xảy ra do mất máu, loạn sản mạch máu ruột, chảy máu do urê cao.

Thiếu sắt tương đối

Cơ thể không huy động đủ sắt cung cấp cho quá trình sản xuất hồng cầu.

Tan máu

Ngoài ra, bệnh nhân suy thận mạn còn bị tan máu do hồng cầu ít sắt nên rất dễ bị vỡ và thực bào, màng hồng cầu giảm khả năng biến dạng. Việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm nguồn nước như kẽm, arsenic,... cũng có thể dẫn đến tan máu.

Thiếu máu do chế độ ăn uống và hấp thu kém

Bệnh nhân bị suy thận cần phải kiểm soát chế độ ăn uống nghiêm ngặt, đặc biệt phải giảm chất đạm trong thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh cũng khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, ruột hấp thu chất dinh dưỡng kém. Khi cơ thể không được tiếp nạp đủ thành phần chất tạo máu gồm: sắt, protein và acid folic sẽ dẫn đến kém sản xuất máu và gây thiếu máu.

Ngoài ra, các yếu tố khác dẫn đến thiếu máu là:

  • Người bệnh bị tiểu ra máu gây mất máu.
  • Thời gian sống của hồng cầu ngắn.
  • Viêm nhiễm ở thận, tim, phổi, gan…
  • Một số bệnh huyết học như suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch…
  • Người bệnh bị suy tuyến giáp và tuyến cận giáp.
  • Sử dụng thuốc có tác dụng phụ tán huyết.

Bệnh nhân suy thận thường phải chạy thận nhân tạo

2. Triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận dễ nhận biết nhất
Tình trạng thiếu máu khiến bệnh nhân luôn có cảm giác không có năng lượng, không có sức sống, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe yếu, hệ miễn dịch và sức chịu đựng kém,… Nhận biết bằng các dấu hiệu có thể xuất hiện thường xuyên bao gồm:

Thiếu máu gây tình trạng khó thở, tức ngực

  • Khó thở, tức ngực.
  • Nhịp tim không ổn định.
  • Da xanh xao, sức khỏe yếu, hay ốm vặt.
  • Khó tập trung suy nghĩ và xử lý công việc.
  • Hay đau đầu, chóng mặt, choáng váng nhất là khi thay đổi tư thế, đứng lên hoặc ngồi dậy đột ngột.
  • Người bệnh bị rụng tóc.
  • Móng không bóng, lưỡi mất gai.

Khi bệnh nhân suy thận có các dấu hiệu bất thường trên nên sớm đến bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm máu đếm hồng cầu cho kết quả nhanh chóng về tình trạng thiếu máu này. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần thực hiện các xét nghiệm khác để xác định chính xác vấn đề như: xét nghiệm nồng độ sắt trong máu, định lượng hemoglobin,…

Triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận nếu không được điều trị sẽ ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng tim mạch, suy tim, đột quỵ và tử vong.

3. Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận thế nào?
Dựa trên các nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở bệnh nhân suy thận trên, điều trị sẽ thực hiện như sau:

3.1. Bổ sung erythropoietin
Sự thiếu hụt nội tiết tố erythropoietin do thận sản xuất có thể bổ sung bằng liều tiêm dưới da hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Liều lượng bổ sung erythropoietin còn dựa vào kết quả kiểm tra Hb, cân nặng và tình trạng lâm sàng của người bệnh.

Sự thay đổi của nồng độ Hb trong quá trình điều trị sẽ giúp bác sĩ điều chỉnh lượng bổ sung erythropoietin phù hợp.

3.2. Bổ sung sắt
Bổ sung sắt luôn có vai trò quan trọng trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận, vừa giúp đảm bảo máu nuôi cơ thể, vừa cải thiện các triệu chứng bệnh như: điều nhiệt, tăng cường miễn dịch, cải thiện chức năng nhận thức, thích nghi với luyện tập thể thao,…

Bổ sung sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu

Có thể bổ sung sắt cho cơ thể qua các chế phẩm sau:

  • Sắt đường uống: Bổ sung kém hiệu quả hơn so với tiêm sắt qua tĩnh mạch song dễ sử dụng và giá thành tốt hơn, vì thế sản phẩm này vẫn được ưu tiên bổ sung hơn.
  • Sắt đường tiêm tĩnh mạch: trên thị trường hiện gồm nhiều dạng bổ sung, phổ biến như sắt dextran, sắt sucrose, sắt gluconate,… 

3.3. Truyền khối hồng cầu

Đây là biện pháp phổ biến và có tác dụng nhanh giúp giải quyết tình trạng thiếu máu. Bác sĩ sẽ chỉ định khi bệnh nhân thiếu nhiều máu, mất máu cấp tính hoặc thực hiện liệu pháp ESAS có nhiều rủi ro hoặc không hiệu quả.

Tuy nhiên với trường hợp ghép thận thì không được thực hiện tránh nguy cơ mẫn cảm với thận mới. 

Như vậy, thiếu máu ở bệnh nhân suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, tăng nguy cơ biến chứng như: đột quỵ, suy tim, tử vong,… Vì thế, điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận rất quan trọng, cần kết hợp theo dõi liên tục và thay đổi điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Biến chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận có thể gây tử vong

Cần phát hiện sớm triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận để chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ, tăng cường dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh.

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Góc giải đáp: Làm thế nào khi bị nấm da đầu?
Ngày đăng 02/06/2021

Góc giải đáp: Làm thế nào khi bị nấm da đầu?

Nấm da đầu khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể gây ra tình trạng đóng vảy, bong tróc da, rụng tóc gây mất thẩm...

Tác giảUniCare
Nhồi máu cơ tim khác gì đột quỵ về nguyên nhân triệu chứng
Ngày đăng 02/06/2021

Nhồi máu cơ tim khác gì đột quỵ về nguyên nhân triệu chứng

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là hai biến chứng tim mạch nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong cao, chúng xảy ra đột ngột nên...

Tác giảUniCare
Gợi ý cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu bên phải
Ngày đăng 02/06/2021

Gợi ý cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu bên phải

Có khá nhiều bệnh nhân than phiền về tình trạng đau nửa đầu bên phải khiến họ luôn cảm thấy khó chịu và giảm sút khả...

Tác giảUniCare
Những thông tin về đau nửa đầu bên phải bạn cần biết
Ngày đăng 02/06/2021

Những thông tin về đau nửa đầu bên phải bạn cần biết

Đau đầu là hiện tượng sức khỏe xảy ra phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, ở một số người chỉ đau nửa đầu bên phải và kèm...

Tác giảUniCare
Vì sao khi uống rượu thường đau đầu và cách khắc phục như thế nào?
Ngày đăng 02/06/2021

Vì sao khi uống rượu thường đau đầu và cách khắc phục như thế nào?

Rất nhiều người gặp phải tình trạng đau đầu sau khi uống rượu. Thậm chí, một số trường hợp uống rất ít vẫn bị những cơn...

Tác giảUniCare
Đồ mồ hôi ban đêm: tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị
Ngày đăng 02/06/2021

Đồ mồ hôi ban đêm: tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Đổ mồ hôi ban đêm là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh gây nên nhiều trở ngại trong sinh hoạt, ảnh...

Tác giảUniCare
Chẩn đoán ung thư tuyến yên bằng những phương pháp nào?
Ngày đăng 02/06/2021

Chẩn đoán ung thư tuyến yên bằng những phương pháp nào?

Ung thư tuyến yên là một căn bệnh về thần kinh vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến cuộc...

Tác giảUniCare
Bệnh suy tim có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Ngày đăng 31/05/2021

Bệnh suy tim có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Nhiều người lo ngại không biết bệnh suy tim có chữa được không và liệu có tiến triển thành mãn tính? Trước tiên, phải...

Tác giảUniCare
Xử lý khi bị cơn đau quặn thận đúng cách, hạn chế biến chứng
Ngày đăng 31/05/2021

Xử lý khi bị cơn đau quặn thận đúng cách, hạn chế biến chứng

Cơn đau quặn thận thường xảy ra do sỏi thận, ngoài ra có thể do các nguyên nhân bệnh lý hệ tiết niệu khác như ung thư,...

Tác giảUniCare
Tiêm vắc xin ngừa cúm mùa - tất cả các vấn đề liên quan
Ngày đăng 31/05/2021

Tiêm vắc xin ngừa cúm mùa - tất cả các vấn đề liên quan

Ở nước ta, thời điểm mùa đông xuân là lúc virus cúm mùa sinh sôi phát triển nhanh chóng, gây bệnh và lây lan thành dịch....

Tác giảUniCare
Thiết kế & phát triển bởi SweetSoft JSC
Đặt lịch
Messenger