Chẩn đoán ung thư tuyến yên bằng những phương pháp nào?

Chẩn đoán ung thư tuyến yên bằng những phương pháp nào?

Ngày đăng: 02/06/2021Tác giả: UNICARE
Chẩn đoán ung thư tuyến yên bằng những phương pháp nào?

1. Tuyến yên và bệnh ung thư tuyến yên là gì?
Tuyến yên có kích thước nhỏ khoảng bằng hạt đậu nằm ở phần cuối của não. Đây là tuyến nội tiết có vai trò điều tiết các loại hormone được tiết ra bởi các cơ quan nội tiết khác. Bên cạnh đó tuyến yên còn có chức năng sản sinh ra các hormone quan trọng đối với tuyến vú và hệ xương như: hormone kích thích vỏ thượng thận và tuyến giáp, hormone tăng trưởng, hormone tăng sản xuất sữa prolactin.

Tuyến yên là tuyến nội tiết sản sinh ra nhiều hormone quan trọng trong cơ thể người

Tuyến yên là tuyến nội tiết sản sinh ra nhiều hormone quan trọng trong cơ thể người

U tuyến yên là tình trạng xuất hiện khối u bên trong tuyến yên. Sự phát triển của khối u này sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến hoạt động và chức năng tiết hormone của tuyến yên. Các khối u hình thành tại đây thường là u lành có rất ít trường hợp phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, nếu không may tiến triển lên ung thư sẽ rất nguy hiểm cho người mắc. Vì thế, việc chẩn đoán ung thư tuyến yên nhanh và chính xác là rất quan trọng, giúp kịp thời phát hiện và điều trị.

Y học hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư tuyến yên ở người.  Có một số trường hợp ung thư tuyến yên là do di truyền nhất là ở những gia đình có người mắc bệnh khổng lồ. Tuy nhiên một số nhà khoa học vẫn cho rằng yếu tố thay đổi di truyền đóng một vai trò rất quan trọng trong việc làm khối u tuyến yên phát triển.

Ung thư tuyến yên đe dọa rất nhiều đến sức khỏe và tính mạng của người mắc

2. Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến yên
Tùy vào kích thước và loại hormone được khối u tuyến yên giải phóng mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu cũng như triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh là:

  • Đau đầu.
  • Rối loạn nội tiết.
  • Giảm thị lực.
  • Các triệu chứng khác có thể gặp phải:
  • Tình trạng thiếu sữa ở bà mẹ cho con bú.
  • Bàn tay hoặc bàn chân lớn bất thường.
  • Nhịp tim mất ổn định.
  • Huyết áp cao.
  • Yếu cơ và xương.
  • Chóng mặt.
  • Tăng cân.
  • Cơ thể dễ bầm tím.
  • Hay khó chịu, lo lắng, trầm cảm.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi.

3. Những người có nguy cơ mắc ung thư tuyến yên.
Ung thư tuyến yên là tình trạng phát triển từ u tuyến yên rất hiếm, thường xảy ra ở những người già. Có đến 75% trường hợp người bệnh được bác sĩ phát hiện sau khi đã tử vong. Trường hợp u lành tính chiếm khoảng 30 - 40% các trường hợp mắc u tuyến yên, thường xuất hiện ở nam giới từ trong độ tuổi từ 40 - 50 và phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.

4. Những biện pháp chẩn đoán ung thư tuyến yên
Để chẩn đoán có u trong tuyến yên các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán chính xác tính chất của khối u đó. Tuy nhiên rất khó để xác định được một khối u là u lành tính hay là ung thư.

Một khối ung thư tuyến yên thường không được nhận ra khi nó di căn qua các bộ phận khác của cơ thể. Các bộ phận ung thư tuyến yên có thể di căn sang: các mạch máu não và bộ phận khác của não, tủy sống, mắt, các xương ở gần khối u, hạch bạch huyết, màng não, các cơ quan nội tạng khác,...

Khám lâm sàng để chẩn đoán ung thư tuyến yên
Khám lâm sàng là dựa vào việc khám trực tiếp bên ngoài cơ thể người bệnh bởi những triệu chứng cơ bản như nghe, nhìn, gõ,... để chẩn đoán ung thư tuyến yên. Dựa vào các triệu chứng quan sát được các bác sĩ sẽ nhận định khối ung thư tuyến yên theo hai trường hợp khối u tiết hormone và không tiết hormone.

Khám lâm sàng là biện pháp đơn giản để chẩn đoán ung thư tuyến yên 

Khối u tiết hormone

  • Khối u có phát triển chèn ép các cơ quan xung quanh nó đau đầu, giảm thị lực do u chèn lên giao thoa thị giác, liệt dây thần kinh mặt hoặc cơ mắt, rối loạn sinh dục, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, động kinh,...
  • Tăng mức tiết hormone, tùy từng loại hormone mà sẽ có các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt và tiết sữa ở nữ, loạn cương ở nam, xuất hiện bệnh to đầu, hay hồi hộp, căng thẳng, rối loạn nhịp tim,...
  • Suy chức năng tuyến yên rối loạn các tuyến tiết hormone ( sinh dục, thượng thận, tuyến giáp,...), hạ đường huyết, buồn nôn, mệt mỏi, thay đổi hoặc ngưng chu kỳ kinh nguyệt ở nữ, rối loạn sinh dục ở nam,...

Khối u không tiết hormone

  • U ở nang hố yên hoặc bên cạnh hố yên thường gặp ở trẻ em từ 5 - 10 tuổi và người cuối tuổi trung niên, với các triệu chứng đau đầu, bán manh thái dương ở người lớn, có những bất thường về hệ thần kinh,...
  • U nguyên sống thường gặp ở nam giới từ 30 - 50 tuổi, gây viêm và phá hủy xương tại vị trí u. Có khoảng 50% khối u bị vôi hóa, rối loạn chức năng nội tiết, gặp các chứng bệnh về thần kinh và não,...
  • U tế bào mầm phát triển trong hoặc trên tuyến yên, dậy thì sớm ở trẻ, tăng áp lực lên sọ não,...
  • U dạng bì ít phát triển ở trẻ nhỏ, gây viêm màng não và có thể tái phát do những phần còn sót của khối u.
  • Di căn đến tuyến yên do các khối u ung thư khác di căn đến tuyến yên, gây rối loạn chức năng tuyến yên, liệt các dây thần kinh ở sọ não, đái tháo nhạt,...

Các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng

  • Biện pháp chẩn đoán ung thư tuyến yên hình ảnh giúp phát hiện khối u trong tuyến yên: chụp MRI, chụp CT.
  • Xét nghiệm giúp nhận biết được loại và mức độ hormone được tiết ra: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Đây là những phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến yên hiện đại và kết quả đưa ra cũng chính xác và thuận cho việc điều trị. Đối với hầu hết các loại bệnh ung thư khối u sẽ được xác định giai đoạn dựa vào kích thước và mức độ di căn của khối u.

Mục đích của việc chẩn đoán ung thư tuyến yên là xác định giai đoạn của ung thư giúp các bác sĩ có thể lên kế hoạch lập phác đồ và xác định triển vọng của bệnh. Tuy nhiên ung thư tuyến yên vẫn là bệnh rất hiếm nên chưa có một phác đồ cụ thể nào cho bệnh. Những cách điều trị ung thư tuyến yên phổ biến hiện nay là phẫu thuật loại bỏ khối u, xạ trị ung thư, hypophysectomy,...

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Góc giải đáp: Làm thế nào khi bị nấm da đầu?
Ngày đăng 02/06/2021

Góc giải đáp: Làm thế nào khi bị nấm da đầu?

Nấm da đầu khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể gây ra tình trạng đóng vảy, bong tróc da, rụng tóc gây mất thẩm...

Tác giảUniCare
Nhồi máu cơ tim khác gì đột quỵ về nguyên nhân triệu chứng
Ngày đăng 02/06/2021

Nhồi máu cơ tim khác gì đột quỵ về nguyên nhân triệu chứng

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là hai biến chứng tim mạch nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong cao, chúng xảy ra đột ngột nên...

Tác giảUniCare
Gợi ý cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu bên phải
Ngày đăng 02/06/2021

Gợi ý cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu bên phải

Có khá nhiều bệnh nhân than phiền về tình trạng đau nửa đầu bên phải khiến họ luôn cảm thấy khó chịu và giảm sút khả...

Tác giảUniCare
Những thông tin về đau nửa đầu bên phải bạn cần biết
Ngày đăng 02/06/2021

Những thông tin về đau nửa đầu bên phải bạn cần biết

Đau đầu là hiện tượng sức khỏe xảy ra phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, ở một số người chỉ đau nửa đầu bên phải và kèm...

Tác giảUniCare
Vì sao khi uống rượu thường đau đầu và cách khắc phục như thế nào?
Ngày đăng 02/06/2021

Vì sao khi uống rượu thường đau đầu và cách khắc phục như thế nào?

Rất nhiều người gặp phải tình trạng đau đầu sau khi uống rượu. Thậm chí, một số trường hợp uống rất ít vẫn bị những cơn...

Tác giảUniCare
Đồ mồ hôi ban đêm: tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị
Ngày đăng 02/06/2021

Đồ mồ hôi ban đêm: tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Đổ mồ hôi ban đêm là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh gây nên nhiều trở ngại trong sinh hoạt, ảnh...

Tác giảUniCare
Bệnh suy tim có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Ngày đăng 31/05/2021

Bệnh suy tim có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Nhiều người lo ngại không biết bệnh suy tim có chữa được không và liệu có tiến triển thành mãn tính? Trước tiên, phải...

Tác giảUniCare
Bác sĩ chỉ ra triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận
Ngày đăng 31/05/2021

Bác sĩ chỉ ra triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận

Bệnh nhân suy thận, đặc biệt ở giai đoạn cuối khi thận không còn đảm bảo được chức năng lọc máu thường khiến bệnh nhân...

Tác giảUniCare
Xử lý khi bị cơn đau quặn thận đúng cách, hạn chế biến chứng
Ngày đăng 31/05/2021

Xử lý khi bị cơn đau quặn thận đúng cách, hạn chế biến chứng

Cơn đau quặn thận thường xảy ra do sỏi thận, ngoài ra có thể do các nguyên nhân bệnh lý hệ tiết niệu khác như ung thư,...

Tác giảUniCare
Tiêm vắc xin ngừa cúm mùa - tất cả các vấn đề liên quan
Ngày đăng 31/05/2021

Tiêm vắc xin ngừa cúm mùa - tất cả các vấn đề liên quan

Ở nước ta, thời điểm mùa đông xuân là lúc virus cúm mùa sinh sôi phát triển nhanh chóng, gây bệnh và lây lan thành dịch....

Tác giảUniCare
Thiết kế & phát triển bởi SweetSoft JSC
Đặt lịch
Messenger