1. Đổ mồ hôi ban đêm là như thế nào?
Đổ mồ hôi là biểu hiện bình thường của cơ thể khi thời tiết nóng nực hoặc vận động nhiều. Tuy nhiên, đổ mồ hôi về đêm lại là biểu hiện bất thường, cảnh báo những dấu hiệu bệnh lý của cơ thể:
Biểu hiện bất thường khi đổ mồ hôi ban đêm
Đây là tình trạng người bệnh bị vã nhiều mồ hôi trong khi ngủ ban đêm. Mồ hôi có thể ra nhiều ướt cả quần áo, thậm chí là ướt cả ga đệm. Tình trạng này có thể gặp phải đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tùy theo thể trạng của từng người mà tình trạng đổ mồ hôi có thể xuất hiện thường xuyên hay liên tục và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tình trạng này thường gặp nhất đối với phụ nữ và ảnh hưởng đến khoảng hơn 3% dân số thế giới.
Đồ mồ hôi về đêm gây phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày
Ảnh hưởng của đổ mồ hôi ban đêm
Đổ mồ hôi nhiều khi về đêm có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Trước hết là tình trạng này làm gián đoạn giấc ngủ. Người bệnh bị mồ hôi làm ướt quần áo, chăn ga nên bí bách khó chịu, giấc ngủ chập chờn, sáng ngủ dậy mệt mỏi, uể oải.
Đây là tình trạng bất thường nên khi chưa xác định được nguyên nhân và cách điều trị sẽ khiến người bệnh lo lắng, bứt rứt. Đặc biệt là tình trạng đổ mồ hôi ban đêm kèm theo các biểu hiện khác như: thân nhiệt cao hoặc giảm, luôn cảm thấy nóng trong người, run rẩy, tiêu hóa kém, giảm cân không kiểm soát,…
Tình trạng đổ mồ hôi về đêm có thể gặp phải đối với cả người lớn và trẻ nhỏ
2. Tại sao lại bị đổ mồ hôi ban đêm
Cơ thể tự vã mồ hôi quá nhiều mặc dù thời tiết mát mẻ hoặc ngủ trong phòng điều hòa. Tình trạng bất thường này đều xuất phát từ những nguyên nhân nhất định. Có thể kể đến như sau:
Phụ nữ bốc hỏa khi mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh, nhất là giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường gặp phải tình trạng bốc hỏa rất khó chịu. Bốc hỏa có thể xuất hiện ngay cả trong giấc ngủ khiến cơ thể bị nóng, nhiệt độ lên cao. Lúc này bắt buộc cơ thể phải điều tiết để toát mồ hôi và thoát nhiệt. Điều này dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi ban đêm.
Cơ thể có tổn thương và bị tổn thương
Rất nhiều trường hợp bị đổ mồ hôi ban đêm là do nguyên nhân cụ thể trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh có thể bị tổn thương ở một vùng nào đó, nhất là các cơ quan bên trong như tim, tủy xương, phổi,… bị nhiễm trùng, sốt, thân nhiệt cao. Hoặc các bệnh nhân bị sưng hạch bạch huyết, lao phổi, viêm khớp, bị biến chứng HIV,… đều gặp phải tình trạng đổ mồ hôi nhiều, thường xuyên, nhất là về đêm.
Cơ thể không khỏe nên thường bị đổ mồ hôi ban đêm
Người bị ung thư
Cũng có thể coi đổ mồ hôi ban đêm là một biểu hiện sớm của ung thư, nhất là ung thư hạch. Bởi khi ung thư khởi phát, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng, hoạt động kém, cơ thể bị đổ mồ hôi rất nhiều, kể cả ban đêm. Người bệnh cũng kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, sút cân, hay bị sốt.
Sử dụng thuốc chống trầm cảm
Có nhiều loại thuốc trong quá trình sử dụng gây nên các tác dụng phụ như vã nhiều mồ hôi về đêm. Trong đó, phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm. Theo thống kê, có đến khoảng 22% lượng người bệnh sử dụng thuốc chống trầm cảm gặp phải tình trạng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Một số loại thuốc khác cũng gây nên tình trạng toát mồ hôi như: thuốc hạ sốt hoặc các loại thuốc điều trị thay thế hormone và steroid như cortisone hay prednison, thuốc tăng nhãn áp,...
Bị tụt huyết áp
Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng thuốc insulin thường hay bị hạ đường huyết. Huyết áp trong cơ thể bị sụt giảm nghiêm trọng khiến cho người bệnh mệt mỏi, không kiểm soát được hành động, chức năng, thân nhiệt hạ và toát mồ hôi. Kể cả ban đêm cũng có thể gặp phải trường hợp này.
Đồ mồ hôi vô căn
Cũng có trường hợp người bệnh bị đổ mồ hôi ban đêm là do tình trạng các tuyến mồ hôi bên trong cơ thể hoạt động một cách quá mức. Đây được gọi là nguyên hân vô căn, ngay cả ban đêm, tuyến mồ hôi vẫn hoạt động gây nên tình trạng vã mồ hôi nhiều.
Một số nguyên nhân khác
Một số trường hợp bị rối loạn nội tiết nhất là rối loạn nội tiết tố nữ, bệnh nhân cường giáp, những người mắc một số chứng bệnh về thần kinh,… cũng thường xuyên gặp phải tình trạng đổ mồ hôi nhiều ngay cả trong lúc ngủ.
Cần điều trị sớm khi bị đổ mồ hôi ban đêm
3. Điều trị đổ mồ hôi ban thế như thế nào?
Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng cần được xác định nguyên nhân và tìm hướng điều trị kịp thời. Nhất là tình trạng đổ mồ hôi nhiều về đêm lại là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm:
Khi nào cần phải điều trị đổ mồ hôi về đêm?
Khi tình trạng đổ, vã mồ hôi vào ban đêm, trong lúc ngủ diễn ra thường xuyên. Lượng mồ hôi quá nhiều, ướt quần áo, chăn ga,… Hoặc tình trạng này xuất hiện liên tục kèm theo dấu hiệu sốt, mệt mỏi, không xác định được nguyên nhân,… Bạn cần đến bệnh viện ngay để được khám và xác định căn nguyên của bệnh.
Điều trị tình trạng đổ mồ hôi đêm
Để điều trị bệnh, trước hết bạn cần đến cơ sở uy tín để khám. Tốt nhất là chọn cơ sở y tế có đủ năng lực và điều kiện để khám và điều trị bệnh. Bởi tình trạng này khi cần chẩn đoán nguyên nhân thì người bệnh cần phải được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết,…
Khi xác định được nguyên nhân, tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Bởi đổ mồ hôi ban đêm là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Trị bệnh là phải trị căn nguyên của bệnh chứ không điều trị triệu chứng. Người bệnh có thể phải dùng thuốc, kháng sinh để ức chế tình trạng nhiễm khuẩn. Hoặc làm phẫu thuật cho những trường hợp cần thiết. Hay cần được tư vấn trong cách chăm sóc sức khỏe khi đang điều trị một bệnh lý nào đó đã có sẵn trong cơ thể.
Như vậy có thể thấy, đổ mồ hôi ban đêm là một biểu hiện cảnh báo sớm cho những bệnh lý phức tạp mà bình thường có thể bạn không nhận ra. Vậy nên khi gặp phải tình trạng này chúng ta không nên chủ quan. Cần khi khám sớm để có giải pháp xử trí đúng lúc.