Vắc xin Vaxigrip có tác dụng gì và các vấn đề liên quan khác

Vắc xin Vaxigrip có tác dụng gì và các vấn đề liên quan khác

Ngày đăng: 31/05/2021Tác giả: UNICARE
Vắc xin Vaxigrip có tác dụng gì và các vấn đề liên quan khác

1. Vắc xin Vaxigrip có tác dụng gì?

Vắc xin Vaxigrip được sản xuất có tác dụng ngừa các chủng virus cúm gây ra bệnh cúm. Cúm là bệnh gây ra bởi các chủng virus influenza, những loại virus này không ngừng phát triển, tăng lên về chủng loại do kết hợp hoặc thay đổi mã gen. Vì thế, virus cúm đang là mối đe dọa lớn với sức khỏe con người, các chủng mới được tìm thấy có độc lực cao hơn, nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn thành dịch nguy hiểm.

Vắc xin Vaxigrip có tác dụng gì và các vấn đề liên quan khác

Bệnh cúm có thể gặp quanh năm, nhưng thời điểm mùa đông - xuân là lúc virus phát triển và có khả năng lây lan nhanh nhất qua đường hô hấp. Ở những người hệ miễn dịch yếu hoặc mắc đồng thời bệnh lý khác, virus cúm có thể gây những biến chứng đường hô hấp nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí đe dọa đến cả tính mạng người bệnh.

Vắc xin Vaxigrip được sản xuất từ virus cúm nuôi cấy trên trứng gà có phôi, sau đó được tách ra và làm cho bất hoạt. Sau khi tinh chế, virus cúm bất hoạt cùng một số thành phần khác thu được vắc xin, bảo quản nhiệt độ độ ẩm thích hợp cho đến khi được tiêm vào cơ thể người. Vắc xin Vaxigrip được ban hành thường xuyên để cập nhật những chủng virus cúm mới do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.

Vắc xin Vaxigrip có tác dụng gì và các vấn đề liên quan khác

Khi tiêm phòng vắc xin Vaxigrip này, cơ thể bạn sẽ tự tạo kháng thể tương ứng, giúp phòng ngừa bệnh cúm do kháng nguyên của virus có trong thành phần của vắc xin giúp nhận diện hệ miễn dịch tạo ra kháng thể phòng bệnh.

Hiện nay, vắc xin Vaxigrip được chỉ định tiêm phòng cho đối tượng là người lớn và trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi. Người dân có thể tiêm phòng vắc xin này tại các Cơ sở, trung tâm tiêm chủng và đăng ký là loại vắc xin dịch vụ.

2. Thông tin về tiêm phòng vắc xin Vaxigrip
Đặc điểm vắc xin Vaxigrip và tiêm phòng như sau:

2.1. Dạng điều chế
Vắc xin Vaxigrip được điều chế dưới dạng liều 0.5ml (cho người trưởng thành) và 0.25ml (cho trẻ nhỏ), chứa sẵn trong bơm tiêm. 

Liều dùng thông thường của vắc xin Vaxigrip là 0.5 ml

2.2. Liều dùng
Dạng điều chế vắc xin Vaxigrip gồm 2 loại (0,25ml và 0,5ml) là phù hợp với liều dùng được nhà sản xuất khuyến cáo:

Trẻ nhỏ từ 6 - 35 tháng tuổi tiêm liều 0.25ml.

Người lớn và trẻ em từ 36 tháng tuổi tiêm liều đủ 0.5ml.

Với trẻ dưới 9 tuổi chưa từng tiêm phòng vắc xin cúm hoặc chưa từng bị cúm thì nên tiêm vắc xin Vaxigrip nhắc lại lần hai, cách mũi 1 tối thiểu là 4 tuần. Thời gian miễn dịch được duy trì tốt khoảng 6 - 12 tháng, vì thế nên tiêm phòng hàng năm.

2.3. Cách dùng
Vắc xin Vaxigrip được tiêm dưới da sâu hoặc tiêm bắp, tuyệt đối không tiêm đường tĩnh mạch. Nhân viên y tế sẽ được đào tạo đầy đủ kỹ thuật tiêm cũng như sử dụng vắc xin để đạt hiệu quả tốt nhất. Vị trí tiêm thường ở bắp tay sẽ cần sát trùng để tránh nhiễm trùng, mỗi tiêm nhỏ thường không gây chảy máu hay sưng viêm nghiêm trọng.

2.4. Tác dụng không mong muốn
Khi tiêm vắc xin Vaxigrip, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

Phản ứng tại chỗ

Tại vị trí tiêm vắc xin Vaxigrip, có thể xuất hiện tình trạng sưng đỏ, đau, cứng, ngứa, thậm chí thâm tím tại chỗ,… Nên theo dõi thêm phản ứng này, thường tình trạng này sẽ tự thuyên giảm sau một vài ngày cho đến khi vết tiêm lành hẳn.

Song một số trường hợp nhiễm trùng, vị trí tiêm sẽ ngày càng sưng đau, tích mủ nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế cẩn thận.

Sau tiêm bạn có thể gặp phản ứng sưng đau tại chỗ

Phản ứng toàn thân

Bệnh nhân sau tiêm vắc xin Vaxigrip, nhất là trẻ nhỏ hoặc người già có thể gặp phản ứng: hội chứng giả cúm, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, rối loạn tiêu hóa, chán ăn,…

Các phản ứng sau tiêm này thường không kéo dài mà tự khỏi sau 1 - 2 ngày, song cần theo dõi nếu triệu chứng nặng hơn không giảm, hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để theo dõi.

Phản ứng ít gặp

Các trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin Vaxigrip ít gặp như: sưng hạch ở bẹn, cổ, nách, xuất hiện tình trạng xuất huyết, triệu chứng như nhiễm cúm,…

Phản ứng hiếm gặp

Một số ít bệnh nhân sau tiêm vắc xin Vaxigrip ghi nhận tình trạng: Đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, co giật, giảm tiểu cầu thoáng qua, rối loạn thần kinh,… Các ảnh hưởng thần kinh này nên được theo dõi y tế và can thiệp nếu cần thiết.

3. Các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin Vaxigrip
Vắc xin Vaxigrip được đánh giá là lành tính, tuy nhiên nó có thể gây ra phản ứng quá mẫn với các đối tượng dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vắc xin bao gồm: Protein của gà, Neomycin, ovalbumin, formaldehyde, octoxynol-9. 

Vắc xin Vaxigrip chống chỉ định với đối tượng có phản ứng quá mẫn với thành phần vắc xin

Ngoài ra, các đối tượng sau nên hoãn tiêm vắc xin Vaxigrip tránh nguy cơ biến chứng như:

Người đang mắc bệnh lý cấp tính, nhất là bệnh lý đường hô hấp hoặc sốt cao.

Người mắc bệnh lý huyết học, nhất là rối loạn đông cầm máu.

Người bị suy giảm miễn dịch, nhất là trong các bệnh nội khoa nặng mãn tính, HIV, sử dụng thuốc gây suy giảm miễn dịch trong điều trị bệnh lý ác tính,…

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng có thể tiêm phòng vắc xin Vaxigrip do thành phần của virus là virus bất hoạt, không có nguy cơ gây bệnh và tác động đến phôi thai, ảnh hưởng đến trẻ. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và dược sĩ để lựa chọn thời điểm tiêm vắc xin Vaxigrip phù hợp.

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Góc giải đáp: Làm thế nào khi bị nấm da đầu?
Ngày đăng 02/06/2021

Góc giải đáp: Làm thế nào khi bị nấm da đầu?

Nấm da đầu khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể gây ra tình trạng đóng vảy, bong tróc da, rụng tóc gây mất thẩm...

Tác giảUniCare
Nhồi máu cơ tim khác gì đột quỵ về nguyên nhân triệu chứng
Ngày đăng 02/06/2021

Nhồi máu cơ tim khác gì đột quỵ về nguyên nhân triệu chứng

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là hai biến chứng tim mạch nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong cao, chúng xảy ra đột ngột nên...

Tác giảUniCare
Gợi ý cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu bên phải
Ngày đăng 02/06/2021

Gợi ý cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu bên phải

Có khá nhiều bệnh nhân than phiền về tình trạng đau nửa đầu bên phải khiến họ luôn cảm thấy khó chịu và giảm sút khả...

Tác giảUniCare
Những thông tin về đau nửa đầu bên phải bạn cần biết
Ngày đăng 02/06/2021

Những thông tin về đau nửa đầu bên phải bạn cần biết

Đau đầu là hiện tượng sức khỏe xảy ra phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, ở một số người chỉ đau nửa đầu bên phải và kèm...

Tác giảUniCare
Vì sao khi uống rượu thường đau đầu và cách khắc phục như thế nào?
Ngày đăng 02/06/2021

Vì sao khi uống rượu thường đau đầu và cách khắc phục như thế nào?

Rất nhiều người gặp phải tình trạng đau đầu sau khi uống rượu. Thậm chí, một số trường hợp uống rất ít vẫn bị những cơn...

Tác giảUniCare
Đồ mồ hôi ban đêm: tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị
Ngày đăng 02/06/2021

Đồ mồ hôi ban đêm: tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Đổ mồ hôi ban đêm là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh gây nên nhiều trở ngại trong sinh hoạt, ảnh...

Tác giảUniCare
Chẩn đoán ung thư tuyến yên bằng những phương pháp nào?
Ngày đăng 02/06/2021

Chẩn đoán ung thư tuyến yên bằng những phương pháp nào?

Ung thư tuyến yên là một căn bệnh về thần kinh vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến cuộc...

Tác giảUniCare
Bệnh suy tim có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Ngày đăng 31/05/2021

Bệnh suy tim có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Nhiều người lo ngại không biết bệnh suy tim có chữa được không và liệu có tiến triển thành mãn tính? Trước tiên, phải...

Tác giảUniCare
Bác sĩ chỉ ra triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận
Ngày đăng 31/05/2021

Bác sĩ chỉ ra triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận

Bệnh nhân suy thận, đặc biệt ở giai đoạn cuối khi thận không còn đảm bảo được chức năng lọc máu thường khiến bệnh nhân...

Tác giảUniCare
Xử lý khi bị cơn đau quặn thận đúng cách, hạn chế biến chứng
Ngày đăng 31/05/2021

Xử lý khi bị cơn đau quặn thận đúng cách, hạn chế biến chứng

Cơn đau quặn thận thường xảy ra do sỏi thận, ngoài ra có thể do các nguyên nhân bệnh lý hệ tiết niệu khác như ung thư,...

Tác giảUniCare
Thiết kế & phát triển bởi SweetSoft JSC
Đặt lịch
Messenger