Da liễu

Chuyên khoa: Da liễu

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Đức Thành

Thuốc chứa corticoid bôi ngoài da

Thuốc chứa corticoid bôi ngoài da sử dụng nhiều có bị ảnh hưởng gì không ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Corticoid dùng điều trị các bệnh ngoài da gồm các dạng mỡ, dung dịch, gel, cream… Một số thuốc bôi có chứa corticoid như dexamethason, triamcinolon, fluocinolon, cortibion, flucina…

Các thuốc này có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh như chàm, vẩy nến, các bệnh da có viêm… nhưng nếu sử dụng không đúng chỉ định, không đúng cách dùng sẽ có nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ, tai biến do thuốc.

Trứng cá hoặc tổn thương da dạng trứng cá, rạn da, giãn mạch, rậm lông, làm chậm liền vết thương, bùng phát nhiễm khuẩn, nấm, virus… là nững tác dụng phụ thường gặp nhất khi bôi các thuốc có chứa coricoid. Đối với loại corticoid có hoạt tính mạnh có thể gây teo da (nhất là khi bôi ở những vùng da mỏng, có nếp gấp)…

Các tác dụng phụ sẽ càng nặng hơn nếu bôi thuốc mà băng bịt kín lâu dài không có sự theo dõi và hướng dẫn của thầy thuốc. Các tác dụng phụ này sẽ làm cho bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị tiếp theo vì chúng gây biến đổi hình thái lâm sàng và khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh…

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của corticoid cần sử dụng đúng chỉ định, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Trường hợp bôi thuốc quá ít sẽ kém tác dụng, hoặc quá nhiều sẽ lãng phí và nguy cơ tác dụng phụ do thuốc gây ra sẽ lớn hơn. Các vùng da khác nhau có đặc điểm giải phẫu khác nhau và khả năng hấp thu thuốc cũng khác nhau, vì thế nên dùng thuốc có độ mạnh, yếu khác nhau cho phù hợp với người bệnh, lứa tuổi và vùng da bị bệnh.

Cần sử dụng đúng cách và có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc. Khi bôi thuốc tránh bôi trên một vùng da rộng (đặc biệt với loại có hoạt tính mạnh và cực mạnh) vì dễ gây biến chứng toàn thân. Cần hạn chế tối đa dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Nhật Linh

Những cách trị bay mụn cơm, mụn cóc chỉ

Những cách trị bay mụn cơm, mụn cóc ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Mụn cơm là những nốt rất thường mọc trên cơ thể chúng ta mà không rõ nguyên nhân. Những nốt mụn cơm không gây cảm giác khó chịu hay đau đớn nhưng nó lại làm mất thẩm mỹ, khiến người bị luôn cảm thấy ngại ngùng và muốn loại bỏ nó càng nhanh càng tốt.

Thực tế, mụn cơm còn được gọi là mụn thịt, mụn cóc là do vi khuẩn HPV chủng 1 và 2 gây ra. Những vi khuẩn này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài và hình thành mụn. Mụn cơm có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc với dịch bên trong mụn. Đó cũng là lý do giải thích tại sao một người bị mụn cơm sẽ thấy mụn lây lan rất nhanh ra các khu vực lân cận mụn trên cơ thể.

Mụn cơm thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn. Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, và việc điều trị có thể không đơn giản.

Tuy nhiên, để giảm nhanh những tổn thương do mụn cơm trên da, hạn chế nguy cơ chúng lây lan, bạn có thể thực hiện theo những cách sau đây. Những biện pháp này không những đơn giản, dễ thực hiện với những nguyên liệu dễ kiếm mà còn không gây đau đớn, lại có hiệu quả cao.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Đức Thành

Biến chứng viêm phổi thủy đậu nguy hiểm thế nào?

Biến chứng viêm phổi thủy đậu nguy hiểm thế nào?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Theo PGS Trần Như Dương – Viện phó Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ươngbệnh thủy đậuthường xảy ra nhiều nhất vào mùa Đông Xuân, từ cuối năm dương lịch cho đến tháng 4 hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ 5-9 tuổi. Tuy nhiên bệnh thường diễn biến nặng và hay xảy ra biến chứng nặng nhất ở người lớn và trẻ dưới 5 tuổi.

Bệnh có thể diễn tiến nặng, khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, biến chứng vào phổi, não, gan, xương khớp…, thậm chí có thể gây tử vong.

Biến chứng viêm phổi thủy đậu là 1 biến chứng đặc biệt nguy hiểm, có thể gây tử vong rất cao. Biến chứng viêm phổi khi mắc bệnh thủy đậu hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em.

Biến chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ 3 – 5 của bệnh ở thời kỳ các mụn thủy đậu mọc dày, chi chít trên cơ thể.

Viêm phổi biến chứng có thể diễn tiến nhẹ và người bệnh sẽ hồi phục sau đó.

Tuy nhiên một số người bệnh thủy đậu cũng có thể diễn tiến nặng. Tình trạng viêm phổi khiến người bệnh ho ra máu, khó thở, thở nhanh, sốt cao ảnh hưởng tới sức khỏe và đường hô hấp.

Biểu hiện thường gặp khi bị biến chứng viêm phổi là: sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu…

Nặng hơn người bị sẽ dẫn tới suy hô hấp, phù phổi và nguy hiểm tính mạng và tử vong.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Trần Linh Nhi

Trị bệnh “giời leo”, thuốc gì?

Gần đây trên vai tôi nổi mụn nước có đường kính khoảng 1-2mm, tụ lại thành đám, đỏ ửng, đau rát, ngứa, 2 ngày sau tôi sốt 38 độ C. Có phải tôi bị giời leo không? Nên bôi thuốc gì cho khỏi? Mong bác sĩ cho lời khuyên.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Theo thư bạn mô tả rất có thể là dấu hiệu của bệnh “giời leo”. Bệnh này thực chất là một bệnh viêm da, có hiện tượng nổi mụn nước cấp tính, do virut varicella-zoster gây ra. Những nốt “giời leo” có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt… Tổn thương của bệnh giời leo khiến người bệnh cảm thấy đau rát như bị trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran như bị kim châm, hay nhạy cảm ở một vài vùng da. Sau đó khoảng 12 giờ đến vài ngày, người bệnh có thể bị sốt nhẹ 37,5-380 C, cảm giác đau mỏi toàn thân, trên da xuất hiện mảng da đỏ. Thời gian đầu của bệnh sẽ xuất hiện những mụn li ti, có đường kính 1-2mm mọc gần nhau sau đó lan rộng thành mảng lớn.

Để điều trị bệnh giời leo, người bệnh phải áp dụng các biện pháp và dùng các loại thuốc như:

Ngay sau khi xuất hiện đỏ và ngứa da, cần phải rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0,9%, để loại bỏ các độc tố cũng như sát khuẩn. Không dùng xà phòng để rửa sẽ gây kích ứng da. Người bệnh không nên sờ tay vào chỗ sưng, da bị giời leo rồi sờ vào vùng da khác, dễ lây lan. Sau đó nên uống thuốc kháng virut (acyclovir), mục đích là tiêu diệt mầm bệnh là virut varicella-zoster gây ra. Bôi dung dịch có tác dụng làm mát, dịu da như kem kẽm, dung dịch jarish bôi, dalibour, xanh methylen, hồ nước. Khi có nhiễm khuẩn nên dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh (samicason, begendrem,…) hoặc bôi một trong các chế phẩm nhóm steroid như: pesancort, flucinar, gentrison, diproson, fobancort cho vùng da tổn thương khô. Nếu tổn thương có mủ trắng tức là đã bội nhiễm thì phải uống một đợt kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin… Nếu có ngứa ngáy bứt rứt nên uống thuốc kháng histamin như cetirizin, loratadin, phenergan để giảm phù nề, ngứa rát. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều điều trị, không bỏ thuốc giữa chừng.

Thông thường sau khoảng 2-3 tuần những mảng “giời leo” sẽ đỡ, các mụn nước xẹp dần. Nhưng nếu tình trạng bệnh quá nặng mà không có các loại thuốc hỗ trợ, thì những mảng giời leo có thể để lại những vết thâm hoặc sẹo.

Trong trường hợp của bạn, nên đi khám chuyên khoa da liễu để được xác định đúng bệnh và có điều trị thích hợp. Tuyệt đối không bôi các thuốc dân gian theo mách bảo vào vết giời leo, khiến vết thương bội nhiễm sẽ rất khó chữa và để lại sẹo mất thẩm mỹ.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Hoàng Lân

Trị viêm da tiếp xúc do côn trùng, thuốc gì?

Nhà tôi thi thoảng có côn trùng bay vào nhà, nếu không để ý là có thể bị dị ứng ngay. Khi đó, vùng có tiếp xúc với côn trùng bị ban đỏ từng đám, có mụn nước, dát đỏ và rất ngứa. Mỗi lần như vậy tôi chỉ lấy nước mát rửa qua, nhưng cũng không hết cảm giác ngứa. Có thuốc nào trị được triệu chứng này không? Xin bác sĩ tư vấn giùm.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Theo thư chị mô tả thì chị đang gặp phải tình trạng viêm da tiếp xúc do côn trùng. Bệnh xảy ra do phản ứng dị ứng của da với các thành phần của côn trùng như phấn, chất bài tiết, nọc độc… Tổn thương ngoài da mới đầu là nổi ban đỏ, hơi nề và ngứa tại vùng tiếp xúc, sau đó có thể xuất hiện các mụn nước, bọng nước và nóng, đau rát. Nếu không điều trị đúng có thể nhiễm trùng lan rộng, loét da…

Việc điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm trùng thứ phát. Phương pháp điều trị tùy theo tổn thương để dùng thuốc phù hợp.

Ngay khi bị viêm da do côn trùng, nên dùng nước muối sinh lý rửa tổn thương 3-4 lần/ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tuy nhiên, nên tránh kì cọ gây xước da, làm tổn thương lan rộng. Khi các tổn thương đỏ, đau rát có thể dùng các thuốc làm dịu da, chống viêm như các loại hồ (hồ nước, hồ tetra-pred) hoặc các loại mỡ kháng sinh phối hợp với corticoid bôi 2-3 lần/ngày. Trường hợp có bọng nước, bọng mủ thì nên chấm dung dịch màu milian, castellani hoặc dùng nước thuốc tím pha loãng… bôi 1-2 lần/ngày.

Với trường hợp có ngứa nhiều thì nên dùng thuốc kháng histamin H1 gồm chlorpheniramine, hydroxyzine, cetirrizin, levocetirizin… Nên hạn chế dùng các thuốc này vào ban ngày, khi cần sự tỉnh táo vì thuốc có thể gây buồn ngủ. Trường hợp tổn thương lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân thì phải dùng kháng sinh uống (nhóm cephalosporin, beta lactam…), uống 1 liều để tránh bội nhiễm.

Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định điều trị cụ thể, không nên chần chừ, tổn thương dễ lan rộng. Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể phòng tránh bằng cách: Nên đóng kín cửa, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn. Giữ gìn quần áo, đồ dùng không để côn trùng bám đậu…

 Ngày đăng: 02/06/2021 Kỳ Duyên

Phương pháp peel da trẻ hóa

Ai có thể thực hiện phương pháp peel da trẻ hóa
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Peel da là phương pháp thay da sinh học. Nó khác với lột da để tẩy trắng. Peel da đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Âu và tại những nước tiên tiến như Mỹ, vương quốc thẩm mỹ như Hàn Quốc…..Năm 1999 có 840.000 ca thực hiện phương pháp này. Đứng đầu danh sách phương pháp làm đẹp được lựa chọn. Điều này cho thấy đây là phương pháp an toàn và hoàn toàn có thể sử dụng thường xuyên như là một biện pháp tái tạo. Tuy nhiên phương pháp peel da nên được thực hiện bởi các chuyên gia da liễu, thực hiện đúng lộ trình vì sản phẩm khi sử dụng là hóa chất và chúng ta cần được thăm khám cẩn thận trước khi điều trị.

Ai cũng có thể sử dụng phương pháp peel da để trẻ hóa làn da nhất là những người đang gặp các vấn đề như thô ráp, xỉn màu, da dầu, da nhờn, da mụn, nám, sạm, tàn nhang, da bị lão hóa.

Đặt câu hỏi

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông bên dưới

Gửi
Thiết kế & phát triển bởi SweetSoft JSC
Đặt lịch
Messenger