Nội tổng quát

Chuyên khoa: Nội tổng quát

 Ngày đăng: 02/06/2021 Nguyễn Phúc Long

Cách phòng tránh bệnh hen suyễn

Các cách phòng tránh bệnh hen suyễn là gì ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Cách phòng tránh

  • Uống nước gừng pha mật ong uống mỗi ngày vào sáng và tối để phòng tránh hen suyễn.
  • Giữ cơ thể luôn được ấm, tránh gió, tránh ăn đồ lạnh nhiều.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hít thở sâu.
  • Không nuôi chó mèo và những con vật gây kích thích, dị ứng cho cơ thể.
 Ngày đăng: 02/06/2021 Kỳ Duyên

Các dấu hiệu hen suyễn thường gặp

Các dấu hiệu hen suyễn thường gặp là gì ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Dấu hiệu bệnh hen suyễn
Dễ cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghẹt mũi khi trời trở lạnh, thời tiết chuyển mùa và chậm khỏi bệnh dù đã dùng nhiều loại thuốc cảm và áp dụng nhiều biện pháp giải cảm khác nhau. Có khi bệnh kéo dài liên tục từ 10-15 ngày rồi mới dần dần tự bình phục.

Khi ăn các món ăn lạ, thịt bò, hải sản, thịt gà, măng tây, ăn thức ăn có tính nóng,… bạn bị ho, cảm thấy khó thở, tức ngực.

Khi vận động vào thời điểm sáng sớm (tập thể dục, tập thể hình, vận động nặng,…) bạn bị ho, khó thở, thở dài, nặng nhọc.

Khi tiếp xúc với các thú nuôi (chó, mèo, gà, chim,…) hoặc khi gặp phải mùi ẩm mốc, xăng dầu, khói bụi,… bạn cảm giác rất khó thở, mệt nhọc.

Bạn thường hay bị hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho, cảm, vào một thời điểm cố định trong năm, thường là khi thời tiết giao mùa hoặc mùa lạnh, như một đồng hồ sinh học.

Bạn thích nghi với trời lạnh khó khăn hơn trời nóng, cái lạnh buổi sáng sớm hay nửa đêm đều có ảnh hưởng đến cơ thể bạn, khiến bạn bị ho, khó thở.

Đôi khi bạn thở rất mệt nhọc, thở khò khè, thở hắt, hơi ngứt quản, nhịp thở không đều, rất mệt mỏi vì cơ thể không được cung cấp đầy đủ khí oxy.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Nguyễn Phúc Long

Phương pháp chữa khỏi 100% ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày khi chưa di căn, nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn không ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Theo các chuyên gia, người bị ung thư dạ dày sớm, chưa có di căn đến nơi khác, chưa xâm lấn sang các cơ quan trong ổ bụng cũng như di căn hạch. Thì chỉ cần lấy toàn bộ phần ung thư là khỏi bệnh.

Có nhiều phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn ung thư dạ dày nếu phát hiện sớm bệnh. TheoPGS.TS.Nguyễn Văn Hiếu (Bệnh viện K) ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ.

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.

Hóa chất trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp.

Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.

Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được.

Điều trị bằng tia xạ: Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.

Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.

Thông thường, khi tiên lượng và điều trị bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ngoài ra, việc bệnh nhân trong quá trình điều trị có ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn.

Thống kê của Chương trình phòng chống Ung thư Quốc gia cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 200.000 ca ung thư mới phát hiện, trong đó có 70.000 ca tử vong, 80% bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Nhật Linh

Những bệnh dễ nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng

Những bệnh dễ nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng là gì ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Những người mắc phải ung thư đại trực tràng có nguy cơ tử vong khá cao.

Theo thống kê cho thấy rằng không ít trường hợp bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng nhưng vì nhầm lẫn các triệu chứng với các bệnh lý khác và tự ý chữa trị hay dùng thuốc không đúng dẫn đến bệnh ngày một trầm trọng hơn.Ung thư đại trực tràng khá dễ nhầm lần với một số căn bệnh thông thường khác dưới đây.

Bệnh trĩ. Đứng đầu trong danh sách những bệnh dễ nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng.

Dấu hiệu đầu tiên cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ đó là xuất hiện máu trong phân, đau rát khi đi đại tiện, rối loạn phân. Những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày cũng có những triệu chứng trên. Điều này có thể lý giải đó là tại sao những bệnh nhân khi có hiện tượng đại tiện ra máu thường đi mua thuốc chữa trị bệnh trĩ về để điều trị.

Viêm loét đại tràng:Những bệnh nhân mắc viêm loét đại tràng thường có dấu hiệu đó là phân nhầy, đau quặn bụng…những triệu chứng này cũng khá giống với bệnh ung thư nên nhiều người thường nhầm lẫn.

Polyp đại tràng: Những người mắc polyp đại tràng thường có biểu hiện đó là một phần polyp bị sa ra ngoài, qua thăm khám phát hiện một phần thịt thừa có dạng hình hoa cải, bóng đỏ.

Những bệnh nhân mắc polyp thường có dấu hiệu đó là đại tiện ra máu, máu phủ lên phân, dịch nhầy nhiều…

Kiết lỵ: Những triệu chứng như đau buốt khi đi đại tiện, cảm giác mót dặn, đại tiện ra máu của bệnh kiết lỵ cũng khiến người bênh dễ nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Lương Gia Bảo

Phòng huyết áp cao

Các biện pháp phòng chóng huyết áp cao là gì ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

10 nguyên tắc phòng huyết áp cao

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn gồm nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, đậu lăng, các loại trái cây tươi, sản phẩm sữa ít chất béo, đồ uống lành mạnh như nước trái cây hoặc nước ép rau…Loại trừ các loại thực phẩm như đồ ăn chiên, đồ ăn nhanh…
  • Ăn thực phẩm tốt cho tim mạch. Đậu hũ, rau bina, hạt hạnh nhân…là các thực phẩm tốt cho tim mạch, đồng thời làm giảm huyết áp cao.
  • Tăng cân làm tăng nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch khác. Vì vậy, tốt nhất bạn nên giữ cân nặng ở mức độ ổn định để phòng nguy cơ tăng huyết áp.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên. Đây là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp cao. Tập thể dục mỗi ngày để giảm huyết áp cao, giảm căng thẳng và phòng nhiều bệnh tật khác.
  • Kiểm soát lượng natri. Lượng Natri cao là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu kali trong chế độ ăn uống để kiểm soát lượng natri trong máu, đồng thời kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.
  • Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Nếu bạn hút thuốc lá cả ngày, đồng nghĩa với chất nicotine sẽ khiến cho huyết áp của bạn bị tăng cao.
  • Bỏ rượu bia. Say rượu gây ra những tác động cực kỳ xấu đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ với số lượng hạn chế, rượu vang đỏ có thể giúp giảm huyết áp.
  • Gảm lượng caffein. Caffein cũng là một trong những chất khiến huyết áp tăng cao. Bạn nên hạn chế uống đồ uống có caffein mỗi ngày và thay thế bằng các đồ uống lành mạnh khác.
  • Kiểm soát căng thẳng. Stress là một trong những nguyên nhân chính của bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Hãy thử các bài tập thở, bài tập yoga và thiền để luôn cảm thấy thanh thản, hạnh phúc.
  •  Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Hãy lưu ý đến các dấu hiệu tăng huyết áp cũng như thực hiện khám sức khỏe định kỳ để có biện pháp ứng phó kịp thời.
 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Nhật Linh

Khối u ác tính và lành tính khác nhau ở đâu?

Khối u ác tính và lành tính khác nhau ở đâu?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Khối u của ung thư có tính ác tính, nghĩa là nó có thể xâm lấn ra xung quanh, gọi là di căn. Thông qua hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Các tế bào của bệnh có thể di chuyển và hình thành nên một khối u mới tách biệt với khối u ban đầu.

Các khối u lành tính không có tính xâm lấn giống ác tính, mặc dù có thể kích thước nó rất lớn. Đặc biệt ta có thể điều trị bệnh bằng cách cắt bỏ khối u này với tỷ lệ tái phát cực kỳ thấp. So với trường hợp u ác tính, u lành tính không phải lúc nào cũng vô hại. Điển hình là u não lành tính có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc phải bệnh này.
Đây là một số trường hợp mô tế bào thay đổi nhưng không phải do ung thư gây nên:

– Tăng sản: Về mặt giải phẫu của bệnh, tổ chức mô và tế bào vẫn bình thường. Việc này xảy ra khi các tế bào trong mô phân chia nhanh hơn. Nên tăng sản có nhiều nguyên nhân, điều kiện gây nên và bao gồm một số kích thích mãn tính.

– Loạn sản: Tình trạng này có tính chất nghiêm trọng hơn so với tăng sản. Các mô và tế bào trở nên bất thường và tăng nhanh nên khả năng ung thư là rất cao. Ví dụ: nốt ruồi bất thường trên da (loạn sản hắc tố).

– Carcinoma in situ: Về bản chất, đây không phải là bệnh ung thư như mọi người vẫn thường nói. Bởi vì những tế bào này sẽ không xâm lấn khỏi mô khởi đầu như thông thường. Dù vậy nhưng Carcinoma-in-situ dễ tiến triển thành bệnh nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đặt câu hỏi

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông bên dưới

Gửi
Thiết kế & phát triển bởi SweetSoft JSC
Đặt lịch
Messenger