Đặt câu hỏi với các bác sĩ của UNI CARE

Chuyên khoa: Đặt câu hỏi với các bác sĩ của UNI CARE

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Đức Thành

Biến chứng viêm phổi thủy đậu nguy hiểm thế nào?

Biến chứng viêm phổi thủy đậu nguy hiểm thế nào?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Theo PGS Trần Như Dương – Viện phó Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ươngbệnh thủy đậuthường xảy ra nhiều nhất vào mùa Đông Xuân, từ cuối năm dương lịch cho đến tháng 4 hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ 5-9 tuổi. Tuy nhiên bệnh thường diễn biến nặng và hay xảy ra biến chứng nặng nhất ở người lớn và trẻ dưới 5 tuổi.

Bệnh có thể diễn tiến nặng, khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, biến chứng vào phổi, não, gan, xương khớp…, thậm chí có thể gây tử vong.

Biến chứng viêm phổi thủy đậu là 1 biến chứng đặc biệt nguy hiểm, có thể gây tử vong rất cao. Biến chứng viêm phổi khi mắc bệnh thủy đậu hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em.

Biến chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ 3 – 5 của bệnh ở thời kỳ các mụn thủy đậu mọc dày, chi chít trên cơ thể.

Viêm phổi biến chứng có thể diễn tiến nhẹ và người bệnh sẽ hồi phục sau đó.

Tuy nhiên một số người bệnh thủy đậu cũng có thể diễn tiến nặng. Tình trạng viêm phổi khiến người bệnh ho ra máu, khó thở, thở nhanh, sốt cao ảnh hưởng tới sức khỏe và đường hô hấp.

Biểu hiện thường gặp khi bị biến chứng viêm phổi là: sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu…

Nặng hơn người bị sẽ dẫn tới suy hô hấp, phù phổi và nguy hiểm tính mạng và tử vong.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Lương Gia Bảo

Phòng huyết áp cao

Các biện pháp phòng chóng huyết áp cao là gì ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

10 nguyên tắc phòng huyết áp cao

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn gồm nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, đậu lăng, các loại trái cây tươi, sản phẩm sữa ít chất béo, đồ uống lành mạnh như nước trái cây hoặc nước ép rau…Loại trừ các loại thực phẩm như đồ ăn chiên, đồ ăn nhanh…
  • Ăn thực phẩm tốt cho tim mạch. Đậu hũ, rau bina, hạt hạnh nhân…là các thực phẩm tốt cho tim mạch, đồng thời làm giảm huyết áp cao.
  • Tăng cân làm tăng nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch khác. Vì vậy, tốt nhất bạn nên giữ cân nặng ở mức độ ổn định để phòng nguy cơ tăng huyết áp.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên. Đây là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp cao. Tập thể dục mỗi ngày để giảm huyết áp cao, giảm căng thẳng và phòng nhiều bệnh tật khác.
  • Kiểm soát lượng natri. Lượng Natri cao là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu kali trong chế độ ăn uống để kiểm soát lượng natri trong máu, đồng thời kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.
  • Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Nếu bạn hút thuốc lá cả ngày, đồng nghĩa với chất nicotine sẽ khiến cho huyết áp của bạn bị tăng cao.
  • Bỏ rượu bia. Say rượu gây ra những tác động cực kỳ xấu đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ với số lượng hạn chế, rượu vang đỏ có thể giúp giảm huyết áp.
  • Gảm lượng caffein. Caffein cũng là một trong những chất khiến huyết áp tăng cao. Bạn nên hạn chế uống đồ uống có caffein mỗi ngày và thay thế bằng các đồ uống lành mạnh khác.
  • Kiểm soát căng thẳng. Stress là một trong những nguyên nhân chính của bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Hãy thử các bài tập thở, bài tập yoga và thiền để luôn cảm thấy thanh thản, hạnh phúc.
  •  Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Hãy lưu ý đến các dấu hiệu tăng huyết áp cũng như thực hiện khám sức khỏe định kỳ để có biện pháp ứng phó kịp thời.
 Ngày đăng: 02/06/2021 Trần Linh Nhi

Trị bệnh “giời leo”, thuốc gì?

Gần đây trên vai tôi nổi mụn nước có đường kính khoảng 1-2mm, tụ lại thành đám, đỏ ửng, đau rát, ngứa, 2 ngày sau tôi sốt 38 độ C. Có phải tôi bị giời leo không? Nên bôi thuốc gì cho khỏi? Mong bác sĩ cho lời khuyên.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Theo thư bạn mô tả rất có thể là dấu hiệu của bệnh “giời leo”. Bệnh này thực chất là một bệnh viêm da, có hiện tượng nổi mụn nước cấp tính, do virut varicella-zoster gây ra. Những nốt “giời leo” có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở ngực, bụng, vai, lưng, cổ, mặt… Tổn thương của bệnh giời leo khiến người bệnh cảm thấy đau rát như bị trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran như bị kim châm, hay nhạy cảm ở một vài vùng da. Sau đó khoảng 12 giờ đến vài ngày, người bệnh có thể bị sốt nhẹ 37,5-380 C, cảm giác đau mỏi toàn thân, trên da xuất hiện mảng da đỏ. Thời gian đầu của bệnh sẽ xuất hiện những mụn li ti, có đường kính 1-2mm mọc gần nhau sau đó lan rộng thành mảng lớn.

Để điều trị bệnh giời leo, người bệnh phải áp dụng các biện pháp và dùng các loại thuốc như:

Ngay sau khi xuất hiện đỏ và ngứa da, cần phải rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0,9%, để loại bỏ các độc tố cũng như sát khuẩn. Không dùng xà phòng để rửa sẽ gây kích ứng da. Người bệnh không nên sờ tay vào chỗ sưng, da bị giời leo rồi sờ vào vùng da khác, dễ lây lan. Sau đó nên uống thuốc kháng virut (acyclovir), mục đích là tiêu diệt mầm bệnh là virut varicella-zoster gây ra. Bôi dung dịch có tác dụng làm mát, dịu da như kem kẽm, dung dịch jarish bôi, dalibour, xanh methylen, hồ nước. Khi có nhiễm khuẩn nên dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh (samicason, begendrem,…) hoặc bôi một trong các chế phẩm nhóm steroid như: pesancort, flucinar, gentrison, diproson, fobancort cho vùng da tổn thương khô. Nếu tổn thương có mủ trắng tức là đã bội nhiễm thì phải uống một đợt kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin… Nếu có ngứa ngáy bứt rứt nên uống thuốc kháng histamin như cetirizin, loratadin, phenergan để giảm phù nề, ngứa rát. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều điều trị, không bỏ thuốc giữa chừng.

Thông thường sau khoảng 2-3 tuần những mảng “giời leo” sẽ đỡ, các mụn nước xẹp dần. Nhưng nếu tình trạng bệnh quá nặng mà không có các loại thuốc hỗ trợ, thì những mảng giời leo có thể để lại những vết thâm hoặc sẹo.

Trong trường hợp của bạn, nên đi khám chuyên khoa da liễu để được xác định đúng bệnh và có điều trị thích hợp. Tuyệt đối không bôi các thuốc dân gian theo mách bảo vào vết giời leo, khiến vết thương bội nhiễm sẽ rất khó chữa và để lại sẹo mất thẩm mỹ.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Hoàng Lân

Trị viêm da tiếp xúc do côn trùng, thuốc gì?

Nhà tôi thi thoảng có côn trùng bay vào nhà, nếu không để ý là có thể bị dị ứng ngay. Khi đó, vùng có tiếp xúc với côn trùng bị ban đỏ từng đám, có mụn nước, dát đỏ và rất ngứa. Mỗi lần như vậy tôi chỉ lấy nước mát rửa qua, nhưng cũng không hết cảm giác ngứa. Có thuốc nào trị được triệu chứng này không? Xin bác sĩ tư vấn giùm.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Theo thư chị mô tả thì chị đang gặp phải tình trạng viêm da tiếp xúc do côn trùng. Bệnh xảy ra do phản ứng dị ứng của da với các thành phần của côn trùng như phấn, chất bài tiết, nọc độc… Tổn thương ngoài da mới đầu là nổi ban đỏ, hơi nề và ngứa tại vùng tiếp xúc, sau đó có thể xuất hiện các mụn nước, bọng nước và nóng, đau rát. Nếu không điều trị đúng có thể nhiễm trùng lan rộng, loét da…

Việc điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm trùng thứ phát. Phương pháp điều trị tùy theo tổn thương để dùng thuốc phù hợp.

Ngay khi bị viêm da do côn trùng, nên dùng nước muối sinh lý rửa tổn thương 3-4 lần/ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tuy nhiên, nên tránh kì cọ gây xước da, làm tổn thương lan rộng. Khi các tổn thương đỏ, đau rát có thể dùng các thuốc làm dịu da, chống viêm như các loại hồ (hồ nước, hồ tetra-pred) hoặc các loại mỡ kháng sinh phối hợp với corticoid bôi 2-3 lần/ngày. Trường hợp có bọng nước, bọng mủ thì nên chấm dung dịch màu milian, castellani hoặc dùng nước thuốc tím pha loãng… bôi 1-2 lần/ngày.

Với trường hợp có ngứa nhiều thì nên dùng thuốc kháng histamin H1 gồm chlorpheniramine, hydroxyzine, cetirrizin, levocetirizin… Nên hạn chế dùng các thuốc này vào ban ngày, khi cần sự tỉnh táo vì thuốc có thể gây buồn ngủ. Trường hợp tổn thương lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân thì phải dùng kháng sinh uống (nhóm cephalosporin, beta lactam…), uống 1 liều để tránh bội nhiễm.

Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định điều trị cụ thể, không nên chần chừ, tổn thương dễ lan rộng. Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể phòng tránh bằng cách: Nên đóng kín cửa, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn. Giữ gìn quần áo, đồ dùng không để côn trùng bám đậu…

 Ngày đăng: 02/06/2021 Lê Minh Phương

Cách phân biệt rò ối/rỉ ối với són tiểu

Bác sĩ cho cháu hỏi làm sao biết bị rò ối. Làm sao để phân biệt với són tiểu. Cháu đang mang thai tuần thứ 28. Cháu xin cảm ơn
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Trong quá trình mang thai bạn hoàn toàn có thể thấy hiện tượng một dạng nước tiết ra từ âm đạo mà đôi khi bạn không thể phân biệt được đó là nước tiểu hay là hiện tượng rò nước ối. Nước tiểu có thể són ra khi bạn cười, hắt hơi hoặc thậm chí khi chẳng làm gì cả nhưng bạn đang mót tiêu. Còn nước ối khi bị rò rỉ thì không cần phạn phải làm gì, thậm trí bạn nín lại nó vẫn cứ rò rỉ ra. Nước ối dò rỉ sẽ không có màu sắc gì (màu trắng trong), còn nước tiểu có màu vàng nhạt tới vàng đậm. Thông thường, nước tiểu sẽ có mùi khai, còn dịch âm đạo thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng, hoạc xanh, có thể có mùi tanh.

Một cách khác để bạn xác định lượng dịch chảy ra có phải nước ối hay không là đầu tiên, bạn hãy làm rỗng bàng quang của mình, bằng cách đi tiểu. Sau đó, đặt một miếng băng vệ sinh lên quần lót, và kiểm tra lượng chất lỏng rỉ ra mỗi 30 phút hoặc mỗi 1 tiếng. Nếu chất lỏng có màu vàng, khai nhiều khả năng đó là nước tiểu. Nếu không màu, thì rất có thể đó là nước ối.Nếu chưa xác định được bằng cách quan sát màu sắc, thai phụ nên mua giấy quỳ tím về thử. Khi giấy quỳ chuyển sang màu xanh đen thì đó chính là nước ối bị rỉ ra.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Nhật Linh

Khối u ác tính và lành tính khác nhau ở đâu?

Khối u ác tính và lành tính khác nhau ở đâu?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Khối u của ung thư có tính ác tính, nghĩa là nó có thể xâm lấn ra xung quanh, gọi là di căn. Thông qua hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Các tế bào của bệnh có thể di chuyển và hình thành nên một khối u mới tách biệt với khối u ban đầu.

Các khối u lành tính không có tính xâm lấn giống ác tính, mặc dù có thể kích thước nó rất lớn. Đặc biệt ta có thể điều trị bệnh bằng cách cắt bỏ khối u này với tỷ lệ tái phát cực kỳ thấp. So với trường hợp u ác tính, u lành tính không phải lúc nào cũng vô hại. Điển hình là u não lành tính có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc phải bệnh này.
Đây là một số trường hợp mô tế bào thay đổi nhưng không phải do ung thư gây nên:

– Tăng sản: Về mặt giải phẫu của bệnh, tổ chức mô và tế bào vẫn bình thường. Việc này xảy ra khi các tế bào trong mô phân chia nhanh hơn. Nên tăng sản có nhiều nguyên nhân, điều kiện gây nên và bao gồm một số kích thích mãn tính.

– Loạn sản: Tình trạng này có tính chất nghiêm trọng hơn so với tăng sản. Các mô và tế bào trở nên bất thường và tăng nhanh nên khả năng ung thư là rất cao. Ví dụ: nốt ruồi bất thường trên da (loạn sản hắc tố).

– Carcinoma in situ: Về bản chất, đây không phải là bệnh ung thư như mọi người vẫn thường nói. Bởi vì những tế bào này sẽ không xâm lấn khỏi mô khởi đầu như thông thường. Dù vậy nhưng Carcinoma-in-situ dễ tiến triển thành bệnh nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Hoàng Ngọc Hà

Hóa trị có hết ung thư không?

Hóa trị có hết ung thư không?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Hóa trị ung thư là dùng các loại thuốc đặc trị để tiêu diệt tế bào ung thư, phần lớn các thuốc này được truyền qua đường tĩnh mạch sau đó theo máu đi khắp cơ thể.

Thông thường hóa trị được sử dụng để chữa các bệnh có tính lan truyền toàn cơ thể như ung thư máu, ung thư da và ung thư vú. Trong trường hợp này nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hóa trị có thể giúp điều trị ung thư hoàn toàn.
Một trường hợp khác người bệnh cũng được chỉ định sử dụng hóa trị là khi tế bào ung thư phát triển và lan rộng khắp cơ thể, khi đó hóa trị được sử dụng để kiểm soát, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển trong cơ thể, chủ yếu nhằm giảm bớt sự đau đớn cũng như hạn chế triệu chứng do ung thư có thể gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài sự sống cho người bệnh.

Bằng cách kết hợp hóa trị với xạ trị, phẫu thuật… có thể tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Lương Gia Bảo

Hóa trị có đau không?

Hóa trị có đau không?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Bạn có thể cảm nhận có một chút đau khi sử dụng kim tiêm khi đưa thuốc vào cơ thể (giống như khi bạn lấy máu) hoặc bạn cảm thấy đau sau khi điều trị hóa trị 2-3 ngày do tác dụng phụ của thuốc hóa tri.
Nếu bạn cảm thấy đau, nóng rát hoặc bất cứ điều gì bất thường khi điều trị, hãy nói với y tá hoặc bác sỹ của bạn ngay lập tức.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Lê Minh Phương

Điều trị hóa chất có phải cách ly không?

Điều trị hóa chất có phải cách ly không?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Khác với xạ trị, khi tiến hành xạ trị người bệnh có thể là nguồn phóng xạ gây ảnh hưởng đến người khác, nhưng khi tiến hành hóa trị người bệnh không phải là nguồn phóng xạ và không cần thiết phải cách ly mà vẫn có thể giao tiếp với người khác như thông thường.

Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý về những dịch cơ thể của mình vẫn còn chứa hóa chất và nên xử lý những dịch cơ thể này một cách cẩn thận không ảnh hưởng đến người khác.
Một điều khác cần lưu ý, mặc dù không gây ảnh hưởng đến người khác nhưng bản thân người tiến hành hóa trị lại có thể bị ảnh hưởng bởi người khác. Lý do điều này xảy ra là do hóa trị có thể làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh, tạo cơ hội cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Hầu hết các thuốc trị ung thư gây bất sản tủy xương, làm giảm khả năng tạo bạch cầu (là những tế bào có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ cơ thể).

Bởi vậy khi hóa trị có thể khiến sức đề kháng người bệnh suy giảm, người bệnh cần tránh xa những nơi đông người, những người bị bệnh cảm cúm hoặc những bệnh dễ lây qua hô hấp, tiếp xúc… để không bị lây bệnh.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Nguyễn Phi Hùng

Truyền hóa chất sống được bao lâu?

Truyền hóa chất sống được bao lâu?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Việc truyền hóa chất sống được bao lâu phụ thuộc vào tình trạng bệnh ung thư của bệnh nhân. Trong những bệnh ung thư sử dụng hóa trị như liệu pháp điều trị chính như ung thư máu, ung thư da nếu điều trị sớm người bệnh có thể chữa được khỏi hoàn toàn hoặc kéo dài thời gian sống. Phát hiện bệnh muộn, hóa trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn có thể tăng nguy cơ tử vong của người bệnh lên đến 85% trong 5 năm đầu tiên.
Đối với các bệnh ung thư khác hóa trị là biện pháp điều trị hỗ trợ thì việc đo lường thời gian sống lại phụ thuộc vào chủ yếu là biện pháp chính như xạ trị hay phẫu thuật.  Cơ bản phát hiện bệnh càng sớm, việc hóa trị điều trị càng hiệu quả và thời gian sống cho bệnh nhân càng được kéo dài.

Ví dụ: Thời gian sống của bệnh nhân u thư vú phụ thuộc vào các giai đoạn của khối vu

+ Ở giai đoạn tiền lâm sàng, các tế bào ung thư bắt đầu nhen nhóm xuất hiện, phát triển thành một khối u lớn có kích thước khoảng 1cm, thời gian sống sẽ kéo dài từ 8- 10 năm tùy vào quá trình điều trị và sức khỏe của mỗi người bệnh. Đây là thời điểm quan trọng để chị em phụ nữ khám, tầm soát phát hiện sớm tế bào ung thư vú tại các cơ sở y tế chuyên môn có uy tín, vì việc điều trị sẽ cho kết quả tốt nhất.
+ Khi khối u ở vú phát triển từ 1cm lên 2cm là thời điểm giai đoạn thứ 2 của bệnh ung thư vú. Người bệnh hoàn toàn có thể dễ dàng sờ nắn thấy khối u.
+ Thời gian phát triển của bệnh sang các giai đoạn tiếp theo khiến khối u tăng diện tích lên 4cm hoặc lớn hơn nhiều. Khi này các tế bào ung thư phát triển mạnh và khả năng điều trị cũng giảm bớt, thời gian sống rút ngắn lại thậm chí là tử vong nếu bệnh nhân không điều trị đúng cách

Đối với u tuyến giáp cũng vậy càng được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao có thể lên đến 90%.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Trần Linh Nhi

Xét nghiệm máu tại nhà có phát hiện được virus Corona không?

Có thể thực hiện xét nghiệm máu tại nhà để phát hiện virus corona cho những người nghi nhiễm dịch bệnh cách ly không thưa bác sĩ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Virus corona là virus nguy hiểm do đó bệnh phẩm nghi nhiễm nCoV – 2019 phải được lấy gồm một mẫu bệnh phẩm đường hô hấp và một mẫu máu như bệnh phẩm đường hô hấp trên (dịch tỵ hầu và dịch họng; dịch súc họng); bệnh phẩm đường hô hấp dưới (đờm; dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi; tổ chức phổi, phế quản, phế nang) và mẫu máu toàn phần. Quá trình thu thập phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn về an toàn sinh học, không phải các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Do đó hiện chưa có cơ sở nào có đủ kỹ thuật để xác định virus Corona này tại nhà.

Các phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn xác định virus Corona

+ Phòng xét nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện xét nghiệm bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh khu vực miền Bắc;

+ Phòng xét nghiệm Viện Pasteur TP.HCM thực hiện xét nghiệm bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh từ khu vực miền Nam và Tây Nguyên;

+ Phòng xét nghiệm Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh từ khu vực miền Trung.

Theo diễn biến của dịch bệnh nCoV và năng lực xét nghiệm của các đơn vị, Bộ Y tế sẽ xem xét mở rộng các điểm tiếp nhận bệnh phẩm khi cần thiết.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Đức Thành

Thời gian xét nghiệm virus corona trong thời gian bao lâu?

Thời gian xét nghiệm virus corona trong thời gian bao lâu?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Theo PGS. TS Trần Như Dương – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trước đây, Việt Nam buộc phải sử dụng kỹ thuật giải trình tự gen thì mới xác định được chính xác mẫu phẩm. Do đó kết quả thường có chậm, từ 3-4 ngày sau khi xét nghiệm gây khó khăn cho công tác cách ly và điều trị.

Tuy nhiên, kể từ ngày 31/01/2020 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiếp nhận mồi đặc hiệu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ phía Nhật Bản. Do đó việc xét nghiệm virus corona cho kết quả nhanh hơn, chỉ sau 1-2 ngày.

‘Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là hai đơn vị tiên phong sử dụng kỹ thuật Realtime RT – PCR (kỹ thuật phân học phân tử) giúp xác định ca bệnh chỉ trong 1-2 ngày, thậm chí có thể từ 3-4 tiếng’ – Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Với những diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, việc rút ngắn thời gian xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng với công tác kiểm soát dịch bệnh. Thời gian trả kết quả xét nghiệm sớm sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, sớm giải phóng các ca nghi nhiễm có kết quả âm tính. Điều này cũng có nghĩa giảm số lượng bệnh nhân tập trung trong khu cách ly trong thời gian dài, giảm gánh nặng cho cơ sở điều trị…

“Bộ Y tế và cá nhân tôi cũng rất sốt ruột Tuy nhiên với phương pháp xét nghiệm hiện nay mà toàn thế giới áp dụng là phương pháp có độ nhạy và độ chính xác cao nhất, thì cũng phải mất từ 5,5 đến 8,9 giờ, đó là đã tính từng phút một, từ phá mẫu thế nào, chuẩn bị mẫu ra sao…

Chúng tôi cũng đang hối thúc việc phát triển sinh phẩm chẩn đoán nhanh, nhưng chưa nước nào phát triển được, nên chúng ta cần hết sức bình tĩnh. Bộ Y tế đang cho kiểm tra tất cả các mẫu các địa phương gửi về và chỉ đạo hình thành mạng lưới phòng xét nghiệm để giải tỏa bớt mẫu” – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói thêm.

Đặt câu hỏi

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông bên dưới

Gửi
Thiết kế & phát triển bởi SweetSoft JSC
Đặt lịch
Messenger