Đặt câu hỏi với các bác sĩ của UNI CARE

Chuyên khoa: Đặt câu hỏi với các bác sĩ của UNI CARE

 Ngày đăng: 02/06/2021 Trần Linh Nhi

Bị ù tai

Tai của em nó bị ù giống nước vô lỗ tai. Lấy bông rái tai thì thấy có nước màu vàng. Tai không có biểu hiện đau nhức chỉ thấy ù tai. Cho em hỏi đây là bệnh gì ạ chân thành cảm ơn
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Do ở ống tai ngoài có ráy tai nên khi ngoáy sẽ có màu vàng.

Cảm giác nước vào tai thường do tắc vòi nhĩ gây ra viêm tai giữa.

Bạn nên khám nội soi để xác định bệnh và điều trị.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Đức Thành

Bệnh về mũi

chup ct scan bác sĩ kêt luận quá phát cuốn mũi duới 2 bên vách ngăn mũi vẹo trái tôi nên làm gì nếu mổ thì chi phí bao nhiêu có nhận bảo hiểm không thời gian nghỉ dưỡng bao lâu vậy và còn nghi ngờ có nấm trong xoang nữa ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Quá phát cuốn mũi dưới khi nào gây nghẹt mũi thường xuyên mới cần phẫu thuật;

Tốt nhất bạn nên khámTMH để được điều trị. Khi đó Bs sẽ tư vấn cụ thể.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Hoàng Lân

Côn trùng chui vào tai

Xin chào bác sĩ. dạo gần đây, tôi nghe tiếng rột roạt trong tai tôi giống như có con côn trùng trong đó vậy mong bác sĩ trả lời câu hỏi của tôi.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Sột soạt trong tai có thể do ráy tai rơi đụng vào màng nhĩ sinh ra tiếng kêu.

Cũng có thể bạn bị bán tắc vói nhĩ do viêm mũi viêm xoang cũng gây ra tiếng kêu trong tai như vậy.

Bạn nên khámTMH để được tư vấn.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Nhật Linh

Viêm amidan

E bị amidan nhưng có hai hôm e sáng khạc đờm có máu ạ,sau đó chuyển sang đau họng tới nay 6 ngày,hay bị đờm cho e hỏi là bị gì ạ
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Viêm amidan thường gây đau họng, có thể sốt. Nếu bạn điều trị kịp thời và đúng sẽ khỏi trong vòng một tuần. Nhớt xúc họng nước muối loãng.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Lê Minh Phương

Mũi lệch do tai nạn

Con bị tai nan giao thông va vào mũi và mũi bị lệch,con bị khoảng 1 tuần,con có cảm giác nhói ngay mũi và lên dến đầu
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Bạn nên khám TMH để được tư vấn. Nếu bị vẹo cần phải chỉnh hình sờm không để lại di chứng vẹo và nghẹt mũi

 Ngày đăng: 02/06/2021 Nguyễn Phi Hùng

Viêm xoang

Thưa bs ,e là nam 27t ,cách đây gần 2 tuần, e bị cảm ,hắc hơi ,sổ mũi nghẹt mũi, đau họng và sau đó bị bùng tai phải có phải em bị viêm xoang không ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Qua thư bạn hỏi tôi nghĩ bạn có vấn đề về mũi xoang, họng. Do bệnh lý ở mũi xoang và họng sẽ gây rối loạn cam  giác ở họng gây vướng cổ, khô cổ, rát cổ, có thể khàn tiếng. Hậu quả của ù tai do viêm mũi xoang, viêm họng gây tắc vòi nhĩ.

Bạn đã có CT chẩn đoán viên xoang và được khám , điều trị tại bv Chợ Rẫy, hãy uống hết đơn thuốc.. Nếu không hết cần phải kết hợp với rửa xoang, uống thuốc.

Khi điều trị viêm xoang ổn sẽ hết ù tai.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Hoàng Lân

Cháu bé sơ sinh bị tét lưỡi gà, mình nên phẫu thuật vào mấy tuổi

Chào bs,cháu bé sơ sinh bị tét lưỡi gà, mình nên phẫu thuật vào mấy tuổi để không bị ảnh hưởng đến giọng nói, hay phát âm của trẻ khi lớn. Cảm ơn bs
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Chẻ lưỡi gà nếu ít không sao. Tốt nhất cho cháu khám Bs. Răng hàm mặt để được tư vấn

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Nhật Linh

Ngứa và cộm mắt

Tôi hay bị ngứa và cộm mắt, đặc biệt khi vừa đi ngoài đường bụi về. Mỗi lần như vậy, tôi nhỏ nước muối sinh lý và thấy cũng đỡ. Nhưng nhỏ nhiều lần, và ngày nào cũng nhỏ như vậy thì có sao không? Xin bác sĩ bày cho một vài cách bảo vệ mắt hiệu quả.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Ngứa và cộm mắt sau khi đi đường bụi thường là triệu chứng của viêm kết mạc mãn tính. Viêm kết mạc mãn tính là tình trạng mắt có phản ứng viêm với tác động kích thích của bụi, hóa chất… trong không khí. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý sẽ giúp loại bỏ bớt các yếu tố gây viêm khỏi mắt, nhưng về lâu dài bạn cần đi khám để có thuốc điều trị hiệu quả trong trường hợp có viêm kết mạc mãn tính. Các biện pháp bảo vệ mắt hiệu quả bao gồm đeo kính râm khi đi ra ngoài đường, đội mũ khi trời nắng và rửa mắt thường xuyên bằng nước sạch.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Nguyễn Phúc Long

Có điều chỉnh được mắt khi “chớm cận” không?

Chớm cận có điều chỉnh được mắt để không phải đeo kính không ? Phát hiện chớm cận bằng cách nào và cách điều chỉnh khi chớm cận ra sao?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Cận thị là một quá trình bất thường về khúc xạ và thay đổi về giải phẫu của mắt hiện còn chưa được hiểu rõ về nguyên nhân và cơ chế. Trong đa số các trường hợp, giai đoạn đầu của cận thị được thể hiện bằng tình trạng tăng điều tiết, chưa có biển đổi về giải phẫu của nhãn cầu, đó có thể tương ứng với tình trạng “chớm cận” được hỏi. Khi đó với sự nghỉ ngơi và dùng thuốc thích hợp, tình trạng điều tiết quá mức này có thể hồi phục trở về bình thường mà không phải đeo kính hoặc phát triển thành cận thị thực sự.

Việc phát hiện cũng như hướng dẫn điều trị được thực hiện khi đi khám bác sỹ chuyên khoa mắt, nhưng thành viên gia đình có thể nghi ngờ trẻ có tật khúc xạ hay tình trạng “chớm cận” khi trẻ đọc nhiều hoặc làm việc nhiều ở khoảng cách dưới 30 cm, trẻ có biểu hiện mỏi mắt hoặc nhìn mờ hơn….

 Ngày đăng: 02/06/2021 Nguyễn Phi Hùng

Tật khúc xạ

Con tôi khám sức khỏe, bác sĩ ghi bị tật khúc xạ ở mắt. Nhưng tôi thấy cháu vẫn nhìn xa hay gần rất bình thường. Vậy bị tật khúc xạ thì có biểu hiện thế nào? Có hậu quả gì? Có điều chỉnh được không?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Đây là tình trạng bất thường khi mắt hội tụ ảnh của vật trên võng mạc. Các tật khúc xạ được phát hiện và đo bằng nhiều phương pháp khác nhau như đo bằng máy đo khúc xạ tự động, soi bóng đồng tử… Mắc tật khúc xạ nặng sẽ làm giảm thị lực hay khả năng nhìn của mắt. Trong trường hợp của con bạn, có thể tật khúc xạ còn nhẹ không ảnh hưởng đến khả năng nhìn xa hay nhìn gần. Như vậy cháu không cần điều trị gì, chỉ cần theo dõi. Bác sỹ sẽ cho kính đeo để điều chỉnh tật khúc xạ trong trường hợp tật khúc xạ có ảnh hưởng đến thị lực của cháu.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Kỳ Duyên

Viêm bờ mi

Con tôi năm nay 16 tuổi, bị viêm bờ mi mắt từ lâu, đã đi khám và chữa ở nhiều nơi nhưng không khỏi hẳn mà lại liên tục tái phát. Xin trả lời giúp cách chữa, nguyên nhân, nên uống thuốc gì, bôi thuốc gì?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Theo bác sĩ tư vấn bệnh về mắt viêm bờ mi là một nhóm bệnh do nhiều nguyên nhân và cơ chế khác nhau gây ra. Các nguyên nhân thường gặp nhất của viêm bờ mi ở Việt Nam là: nhiễm khuẩn do nấm hoặc tụ cầu, do cơ địa (tăng tiết tuyến bã, dị ứng…). Vấn đề quan trọng nhất trong điều trị là giữ vệ sinh bờ mi, rửa hàng ngày bằng nước ấm, lau sạch vẩy và chất tiết trên bờ mi, day và ép bờ mi để tránh tắc các tuyến bờ mi.

Việc vệ sinh mắt cần được thực hiện 2-3 lần/ngày. Các thuốc điều trị viêm bờ mi chủ yếu là thuốc tra mắt được tra vào mắt và bôi trên bờ mi. Các thuốc này bao gồm kháng sinh, chống viêm hoặc chống nấm. Thuốc cần được kê đơn và hướng dẫn sử dụng bởi bác sỹ chuyên khoa nên không thể đưa ra một tên thuốc cụ thể khi chưa khám và biết tình trạng mắt của bệnh nhân.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Đức Thành

Tinh chất mầm đậu nành có tác hại

Tinh chất mầm đậu nành có tác hại gì ?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

 Gây hại cho sức khỏe, làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tuyến giáp, thúc đẩy tế bào ung thư, không giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh… là những quan điểm sai lầm về tác hại của tinh chất mầm đậu nành đã tồn tại cách đây hàng chục năm.
Ngày nay, ngay cả FDA cũng đã công nhận lợi ích và sự an toàn của tinh chất mầm đậu nành và cho phép lưu hành.

Tác hại của tinh chất mầm đậu nành là không có thật
Nói tinh chất mầm đậu nành gây hại cho sức khỏe là quan niệm lạc hậu

Từ những năm 1991, 1995 và rất nhiều năm trở về trước, có một số nghiên cứu được tiến hành trong những khoảng thời gian ngắn cho thấy isoflavone có trong đậu nành có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp, có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư, ngăn cản việc hấp thu vitamin và cần nghiên cứu kỹ hơn để xem có giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh hay không và suy luận rằng tinh chất mầm đậu nành do chứa nhiều isoflavone sẽ gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, những quan điểm về tác hại của tinh chất mầm đậu nành nay đã trở thành lạc hậu với khoa học hiện đại.

Tại Mỹ:

Năm 1998, Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố trên trang http://www.fda.gov khẳng định tinh chất mầm đậu nành và hiệu quả tích cực của nó đang ngày càng trở nên phổ biến tại các nước phương Tây. Tinh chất mầm đậu nành được biết đến trong việc hỗ trợ sức khỏe con người về: Tim mạch/ Xương khớp/ Hỗ trợ phụ nữ/ Chống lại sự oxy hóa. Là nguồn thực vật hoàn toàn tự nhiên chứa nhiều isoflavone được xem như các estrogen thảo dược (Phytoestrogen), đậu nành đặc biệt hữu ích cho các chị em phụ nữ. Tinh chất mầm đậu nành có thể giúp duy trì cân bằng hóc-môn nữ ở giai đoạn trước, trong và sau mãn kinh. Thêm vào đó, nó còn cung cấp chất chống oxy hóa ngăn ngừa ảnh hưởng của các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Đến năm 2005, Hội Khoa học Dinh dưỡng nước Mỹ đã đưa ra công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng: “100 mg Estrogen thảo dược (Phytoestrogen) từ tinh chất mầm đậu nành Isoflavones tăng BMD và giảm mỡ trong cơ thể đồng thời với việc giảm BMI và ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh”. Các nghiên cứu tại CDSR (Cochrane Database of Systematic Reviews) đã chứng minh có sự cải thiện lớn về các triệu chứng rối loạn vận mạch ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, sau 3 tháng sử dụng estrogen thảo dược từ mầm đậu nành. Trong đó giảm cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêm ở các phụ nữ này.

Một nghiên cứu tại Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) trên 30 phụ nữ đã cho thấy việc sử dụng estrogen thảo dược trong 6 tuần giúp giảm tần suất bốc hỏa lên tới 50% và giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa là 57%. Không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, estrogen thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành còn giúp cải thiện sức khỏe của xương, giảm nguy cơ loãng xương, giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung thư vú.

Tác hại của tinh chất mầm đậu nành là không có thật
Không chỉ tại Mỹ, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tiến hành hàng loạt các công trình khoa học bài bản và những kết luận đáng giá này đã phủ định hoàn toàn những quan điểm cũ kỹ, lạc hậu về tác hại của đậu nành hay tinh chất mầm đậu nành. Thay vào đó, các nghiên cứu này đã khẳng định tinh chất mầm đậu nành rất tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ.

Tại Trung Quốc:

Nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh, công bố của Trung tâm Dinh Dưỡng và Sức Khỏe, Đại học Quảng Châu, Trung Quốc vào tháng 7/2012 đăng tải trên trang http://www.ncbi.nlm.nih.gov nhấn mạnh: “Bổ sung hàng ngày Estrogen thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành isoflavones đậu nành làm giảm các triệu chứng mãn kinh” .

Tại Brazil:

Cũng trong năm 2012, Cục Gynecology, Đại học Liên bang Sao Paulo, Brazil đăng tải trên trang http://www.ncbi.nlm.nih.gov khẳng định: “100mg isoflavones (estrogen thảo dược từ tinh chất mầm đậu nành) là liệu pháp thay thế an toàn và hiệu quả cho các triệu chứng mãn kinh”.

Tại Việt Nam:

Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Hội sản phụ khoa Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng của estrogen thảo dược isoflavone cho phụ nữ ngoài 30 tuổi có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sử dụng trong 60 ngày. Kết quả: thâm nám từ 25,7% trước điều trị giảm xuống còn 9% sau điều trị; khô âm đạo từ 51% xuống 9,3%; Giảm khoái cảm từ 51.4% và 48.6% xuống còn 9.3% và 4.6%, kinh nguyệt đều đặn, giảm bốc hỏa, mất ngủ, an toàn, không có tác dụng phụ.

Tinh chất mầm đậu nành không gây ung thư mà còn giảm nguy cơ ung thư

Tinh chất mầm đậu nành được chứng minh là hoàn toàn không thúc đẩy tế bào ung thư mà ngược lại còn giúp ngăn chặn ung thư, tránh tái phát ung thư và hỗ trợ giảm các tác dụng phụ của quá trình hóa trị, xạ trị ở các bệnh nhân ung thư đang điều trị.

Tại Mỹ:

Năm 2010, Công trình nghiên cứu với đề tài “An toàn và tính hiệu quả của Isoflavones trong đậu nành ở phụ nữ mãn kinh” của tác giả Laura Renee Rejent, Đại học Toledo đăng trên http://utdr.utoledo.edu đã khẳng định: Isoflavone có trong đậu nành có đặc tính ức chế ung thư bao gồm: ức chế sự hình thành mạch, ức chế di căn tế bào ung thư.

Tại Trung Quốc:

Nghiên cứu đăng trên tờ American Journal of Clinical Nutrition đã được trang CNN công bố cho thấy khi tìm hiểu về khẩu phần đậu nành ở 9.500 phụ nữ có chẩn đoán ung thư vú tại Mỹ và Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu, việc tiêu thụ các isoflavon, chủ yếu có trong đậu nành, đã “làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát” ở những bệnh nhân ung thư vú có chẩn đoán là ung thư xâm lấn.

Nghiên cứu được công bố năm 2013 trên tờ Asian Pacific Journal of Cancer Prevention và đăng tải trên trang CNN cũng cho kết quả tương tự. Phân tích hơn 11.000 bệnh nhân ung thư vú đã cho kết luận là ăn đậu nành có liên quan với giảm nguy cơ tử vong và giảm số ca tái phát do bệnh.

Hai nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy phụ nữ dùng thực phẩm đậu nành ít (dưới 1 lần / tuần) có tỉ lệ bị ung thư phổi và ung thư vú cao gấp 2 đến 3.5 lần so với các phụ nữ dùng hàng ngày.

Tác hại của tinh chất mầm đậu nành là không có thật
Việc phát hiện và đưa tinh chất mầm đậu nành vào ứng dụng là một bước tiến vượt bậc của y học hiện đại. Tác hại của tinh chất mầm đậu nành là không thật.Tinh chất mầm đậu nành đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước phương Tây, tại Việt Nam, nó mới được đưa vào sử dụng khoảng 5-7 năm gần đây nhưng đã cho thấy những hiệu quả vượt trội giúp phụ nữ tuổi tiền mãn kinh trải qua sóng gió của giai đoạn này dễ dàng hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tại Việt Nam:

GS.TS Nguyễn Đức Vy, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Nguyên Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam cho biết:

Hiện nay, có nhiều người cho rằng, những phụ nữ bị u nang, u xơ hay có ung bướu thì nên tránh sử dụng các chế phẩm từ đậu nành vì nó gây kích thích các khối u phát triển. Tuy nhiên, thực tế là trong mầm đậu nành chứa isoflavone có phân tử gần giống với oestrogen, có tác dụng gần giống estrogen, được gọi là phytoestrogen nhưng không gây tăng kích thước khối u.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phytoestrogen có ái lực thấp hơn 500-1000 lần so với estrogen. Nếu như estrogen có tác động kích thích mô vú mà nội mạc tử cung thì phytoestrogen lại tác dụng kém trên nội mạc tử cung và mô vú. Do đó, phytoestrogen không gây quá sản nội mạc tử cung hay ung thư nội tử cung, ung thư vú, không làm tăng kích thước khối u. Hơn thế, phytoestrogen có cơ chế tự đào thải khi dư thừa. Vì vậy, các chế phẩm từ đậu nành hoàn toàn không chống chỉ địnhvới phụ nữ có u nang, u xơ, ung bướu…(Tạp chí Y học sinh sản của Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP HCM, tháng 11/2015)

Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết:

Thông tin đậu nành gây ung thư vú là không có cơ sở khoa học. Hiện nay, ung thư vú cũng giống như các ung thư khác còn chưa xác định nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia ung thư đều khuyến cáo 80% ung thư do yếu tố ngoại sinh, đó là môi trường, lối sống, ăn uống…(Trích nguồn: http://infonet.vn/sua-dau-nanh-la-sat-thu-gay-ung-thu-vu-post190578.info).

Đặt câu hỏi

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông bên dưới

Gửi
Thiết kế & phát triển bởi SweetSoft JSC
Đặt lịch
Messenger