Đặt câu hỏi với các bác sĩ của UNI CARE

Chuyên khoa: Đặt câu hỏi với các bác sĩ của UNI CARE

 Ngày đăng: 02/06/2021 Lê Minh Phương

Đứt chân răng

Tôi bị đứt chân răng đã được 7 năm, đã đi hàn để thuận tiên cho việc ăn uống và vệ sinh răng. Có cách nào để chữa khỏi không vì tôi lại thấy dấu hiệu đó lại bị trên một so răng khác?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Bạn hay bị đứt chân răng, nếu đúng như bạn nói thì có thể là do mòn cổ răng. Mòn cổ răng thường do sang chấn, nhất là ở những người chải răng với lực khá mạnh và chải răng nhiều theo chiều ngang. Nếu có thêm yếu tố khác như bạn hay ăn đồ chua thì sẽ làm tăng nhanh mòn cổ răng. Trên lâm sàng, chúng tôi thường hay gặp mòn cổ răng ở các răng số 3, 4, 5 ở cả hai bên và cả hàm trên, dưới; nhưng cũng có thể gặp ở tất cả các răng.

Khi mòn răng thì có thể gây ê buốt khi ăn nóng, lạnh, chua, ngọt... Nếu mòn nhiều sát tủy răng thì có thể gây viêm tủy. Vì vậy bạn nên đến cơ sở nha khoa để được điều trị trám các tổn thương mất mô cứng ở cổ răng.

Để dự phòng, bạn cần lưu ý cách chải răng hàng ngày: Nên chải răng theo chiều dọc của răng (hướng lên xuống) thay vì chải theo chiều ngang.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Nhật Linh

Chải răng bằng nước muối

Bé nhà em gần 3 tuổi, bé không chịu đánh răng có kem đánh răng vì luôn có cảm giác muốn ói, do vậy em cho bé chải răng chỉ bằng nước muối thì có tác dụng ngăn ngừa sâu răng không?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Chải răng với nước muối chỉ có tác dụng làm sạch mà không có chất để tăng sức đề kháng của men răng đối với sâu răng. Fluor trong kem đánh răng là rất quan trọng trong việc giúp khoáng hóa men răng, từ đó làm cho men răng cứng chắc hơn.

Nên chải răng với kem có Fluor. Nếu cháu khó chịu, buồn nôn khi chải răng thỉ chị nên tập cho cháu từ từ, chọn lựa bàn chải thích hợp không quá to so với miệng của trẻ, chọn kem đánh răng có mùi thơm (mùi dâu, dứa,..) hơn là kem có mùi cay (bạc hà,..).

Chải nhẹ nhàng từng vùng. Đặc biệt là tránh dụng chạm trên lưng lưỡi hoặc đưa bàn chải sâu vào sâu trong khoang miệng sẽ tạo cảm giác buồn nôn cho trẻ.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Hoàng Lân

Sâu răng

Bé nhà em mới 32 tháng tuổi nhưng đã bị ăn cụt hết 4 răng cửa hàm trên và răng hàm cũng bị sâu nhiều. Hiện giờ cháu vẫn đánh răng nhưng do răng cửa bị ăn sát lợi nên cháu đau khi đánh răng. Khi em đi khám thì bác sĩ có tư vấn do men răng của bé nhà em kém. Vậy em phải làm như thế nào để khi bé lớn có hàm răng khỏe?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Theo như tình trạng của cháu thì cháu có sún răng và đa sâu răng. Đối với trường hợp này chị nên đem cháu đến phòng khám Răng Hàm Mặt. Bác sĩ sẽ trám (hàn) các răng sâu, bôi chất phòng ngừa sâu răng trên những răng bị cắt cụt. Chúng ta cố giữ những răng sữa này đến thời gian rụng răng sinh lý để phòng hộ cho việc các răng vĩnh viễn sau này mọc lên được đều đặn. Trên cơ địa của những trẻ bị đa sâu răng việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hết sức quan trọng.

Chải răng ngay sau khi ăn và trước khi ngủ với kem có Fluor. Nếu không có điều kiện thì chải răng tối thiểu 2 lần trong ngày: Sáng sau khi ăn sáng và tối trước khi ngủ. Hạn chế ăn quà vặt: thức ăn thức uống có nhiều đường.

Hết sức lưu ý về việc trẻ còn bú bình ban đêm và cho chất ngọt vào sữa. Khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các răng bị sâu.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Kỳ Duyên

Răng cửa gãy

Tôi có 2 răng cửa số R11, R21 bị gãy trong một tai nạn giao thông. Sau đó, tôi có đến phòng khám răng - hàm - mặt để điều trị. Các nha sĩ ở đây đã lấy hết tủy răng và bọc sứ kim loại cho 2 răng này. Sau bao lâu thì tôi có phải điều trị lại 2 răng này hoặc phải bọc lại răng này không?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Nếu hai răng của bạn (R11, R21) được điều trị tủy tốt và bọc sứ kim loại đúng quy cách thì các bọc răng này sẽ giữ được lâu không phải làm lại, trừ các trường hợp sau:

Do sang chấn làm tổn thương hai bọc răng sứ (chụp sứ) hoặc mạnh hơn là làm tổn thương tới hai chân răng 11 và 21.

Mô quanh răng (xương ổ răng và lợi) bị teo sau nhiều năm (teo có thể do sinh lý tuổi tác nhưng nếu có các yếu tố kích thích như sang chấn, viêm... sẽ làm quá trình teo nhanh hơn). Khi đó sẽ hở bờ chụp răng và hở chân răng làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ hoặc gây sâu chân răng. Khi đó, có thể phải làm lại chụp răng mới hoặc điều trị theo phương pháp khác.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Hoàng Lân

Chăm sóc răng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Cách chăm sóc răng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi như thế nào?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

 Đối với nhóm trẻ từ 3 đến 5 tuổi thì cha mẹ, thấy cô giáo hoặc người chăm sóc trẻ phải hết sức chú ý chăm sóc về vệ sinh răng miệng cho trẻ. Chăm sóc ngay từ chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên. Khi trẻ chưa có thể cầm bàn chải để thực hiện động tác chải răng, thì cha mẹ có thể dùng gạc để lấy sạch thức ăn hoặc chải giúp cho trẻ thực hiện việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn và tối trước khi ngủ. Nên chải răng với kem có Fluor càng sớm càng tốt.

Chăm sóc dinh dưỡng với những thức ăn tốt cho răng và lợi. Hạn chế ăn đường, ăn đường vào bữa ăn chính, hạn chế ăn quà vặt có nhiều đường. Cha mẹ cũng nên lưu ý đến những thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến bất hài hòa răng hàm: Mút ngón tay, nằm ngủ nghiêng 1 bên, thở bằng miệng, khi phát hiện nên hướng dẫn cho trẻ loại bỏ dần những thói quen xấu này.

Nên đưa trẻ đến khám răng định kỳ để khám phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng trên hệ răng sữa. Khi trẻ đến trường thầy cô giáo nên tích cực hướng dẫn và tập cho trẻ có thói quen đánh răng sau khi ăn.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Kỳ Duyên

Nhổ răng sữa

Con gái tôi năm nay 7 tuổi răng mọc tương đối đều, nay muốn nhổ hết răng sữa để khi trưởng thành răng phát triển tốt đẹp.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Con bạn mới 7 tuổi, răng mọc đều không nên nhổ tất cả các răng sữa vào thời điểm này, mà các răng sữa phải được nhổ đúng tuổi thay răng. Răng sữa được thay bởi răng vĩnh viễn trong khoảng thời gian 7-12 tuổi. Các răng cửa thay trước và các răng nanh, hàm thì thay sau. Nếu nhổ hết răng sữa lúc con bạn 7 tuổi, không những cháu sẽ không có răng để nhai, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm trở ngại trong việc hòa nhập và sẽ ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn sau này. Hàm răng vĩnh viễn có nguy cơ lệch lạc do răng sữa bị nhổ sớm, không thực hiện được chức năng giữ khoảng tới thời điểm răng vĩnh viễn mọc.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Lê Minh Phương

Răng khôn hàm trên

Vợ tôi có 2 răng khôn hàm trên mọc ổn định không lệch có đều cao hơn các răng còn lại. Theo bác sĩ có nên nhổ bỏ không.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Vợ bạn có hai răng khôn hàm trên mọc ổ định, nhưng cao hơn các răng còn lại: Trường hợp này có thể không có răng đối diện mọc đúng vị trí do hai răng khôn hàm dưới đã nhổ, hoặc bị kẹt không mọc lên được. Trường hợp này bạn cần đưa vợ bạn tới khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra hai răng khôn dưới và cân nhắc hai răng khôn hàm trên có chức năng ăn nhai không.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Lê Minh Phương

U nang hố lưỡi

Khi nuốt nước bọt tôi thấy hơi bị vướng trong cổ họng như mắc gì đó rất nhỏ, cách đây 4 năm cũng thế, đi khám ở Bệnh viện BS nói bị U nang hố lưỡi thanh thiệt uống thuốc đã khỏi nay lại bị như vậy có phải bị tái phát không thưa BS.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Chào bạn,

Nuốt cảm giác vướng thường do amidan đáy lưỡi qua phát. Bạn có tiền sử u nang rãnh lưỡi nay nuốt có thể vướng.

Bạn nê khám nội soi để được chẩn đoán chín xác và điều trị;.

Bạn nên khám để được chẩn đoán.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Hoàng Lân

Đau tai sau khi lấy ráy tai

Bác sĩ cho em hỏi. E tự ráy tai lỡ làm đau sâu bên trong tai. Đến sáng thì e cứ nghe rột rột trong tai. E xem rồi bên trong tai bìn thường không có ráy tai mà mỗi lần em nuốt nước miếng hay hĩ mũi mạnh thì nghe tiếng rột rột trong tai. Tại hôm ray tai xong qua ngày e sổ mũi với hơi đau họng nhưng đỡ rồi em lên mạng đọc thấy sợ quá. Xin bác sĩ cho em ý kiến
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Chào bạn,

Ráy tai của bạn rơi vào gân màng nhĩ nên gây sột soạt;

Bạn phải đến Bs lấy ra;

Nếu nhà xa có thể nhỏ o xy già cho mềm rồi đến Bs lấy ra;

 Ngày đăng: 02/06/2021 Vương Hiếu Ngọc

Viêm họng

Trước đây khoảng 3 năm em hay có tình trạng mỗi lần viêm họng là ho kéo dài 1-2 tháng mới hết, đi khám thì bs cho biết là bị viêm họng hạt, bảo phải kiêng cữ nhiều chứ không chữa dứt được.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Chào bạn,

Khi amidan bị viêm một năm trên 4 lần thì cần phải cắt bỏ; Để chẩn đoán chính xác bạn nên đến bs. TMH gần nhà kham và trao đổi về điều trị;

 Ngày đăng: 02/06/2021 Trần Linh Nhi

Sưng nhức tai

Cách đay 4 ngày tai em có trầy do đùng cây móc lỗ tai, hôm sau, trong tai em có dấu hiệu bị sưng và nhức rất nhiều. Em đi khám sau 2 ngày và được chuẩn đoán là Viêm tai ngoài. Bác sĩ cho thuốc 5 ngày (bênh viện tư). Sau 2 ngày thuốc thì tai em có đỡ đau nhức hơn chút, nhưng tai lại hơi ù (khi hết thuốc tác dụng) và bên ngoài tai hơi bị sưng Vậy tai em có bị sao không ạ? nên tiếp tục thuốc hay đi khám lại
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Chào bạn 

Viêm ống tai ngoài do móc tai, bạn đang uống thuốc là ổn. Nê nhỏ thêm Povidin ngày 01 lần

 Ngày đăng: 02/06/2021 Vương Hiếu Ngọc

Tắc vòi nhĩ

Hiện nay cháu 24 tuổi, đi khám tắc vòi nhĩ thì sau khi nội soi phát hiện khối u ở nóc vòm! Kết quả sinh thiết tại bệnh viện Việt Đức cho ra kết quả lành tính, quá phát mô lympho Tuy nhiên thỉnh thoảng cháu khạc vẫn ra chút máu lợn cợn từ mũi xuống. Xin các bác sĩ tư vấn cho cháu trường hợp này với ạ. Vì cháu xem các tài liệu bị chảy máu mũi thường là ung thư vòm họng. Trường hợp của cháu khối u lành tính có thể gây chảy máu mũi khi khạc được không ạ?. Cháu xin cảm ơn ạ!
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Chào bạn

Nếu đã sinh thiết trả lời u lành tính thì yên tâm. Có thể VA tồn dư.

Tốt nhất bạn nên nạo VA và lấy toàn bộ gửi đi Giải phẫu bệnh cho yên tâm.

Đặt câu hỏi

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông bên dưới

Gửi
Thiết kế & phát triển bởi SweetSoft JSC
Đặt lịch
Messenger