Đặt câu hỏi với các bác sĩ của UNI CARE

Chuyên khoa: Đặt câu hỏi với các bác sĩ của UNI CARE

 Ngày đăng: 03/06/2021 Nguyễn Đức Mẫn

Bệnh tim có di truyền không

Bác sĩ cho em hỏi bệnh tim có di truyền không,thưa bác sĩ? Chồng em bị hở van 2 lá do thấp tim, vậy con của em sau này có mắc bệnh tim không?
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Tim bẩm sinh không phải là bệnh di truyền.

Hở van hai lá do thấp tim là biến chứng tại tim khi nhiễm liên cầu trùng (Streptococcus beta hemolytic group A) và sẽ không di truyền cho bé. Nhưng khi bé lớn lên và nhiễm liên cầu trùng từ cộng đồng thì vẫn có khả năng bị mắc biến chứng này.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Lê Hoài Nhi

Cơ địa ít hấp thụ thức ăn

Mình có 2 bé (3.5 tuổi, 7 tháng). Bé lớn ăn uống bình thường nhưng có vẻ cơ địa ít hấp thu nên nhìn hơi ốm. Khi bé gần 14 kg mình đã cho cháu uống nhiều loại thuốc bổ tăng hấp thụ nhưng ko thấy VPS hiệu quả. Bé nhỏ hơn 6 tháng rồi nhưng rất dễ bị trớ không ngày nào là ko bị trớ mình đã chia nhỏ bữa ăn của bé ra nhưng vẫn bị trớ nên không biết phải làm gì vì bị nôn nhiều nên cân nặng 1 tháng nay không tăng.
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Bé lớn 3.5 tuổi được 14 kg thì vẫn trong khoảng cân nặng bình thường theo tuổi. Các bé trong độ tuổi này thường hiếu động, thích khám phá môi trường xung quanh nên sẽ biếng ăn hơn trước. Trong độ tuổi này thì các bé sẽ bắt đầu phát triển chiều cao nhiều hơn, tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nên trẻ sẽ trông dài ra và gầy đi, nhìn sẽ không còn tròn trịa như lúc nhỏ nữa. Hiện tại bé chỉ cần ăn đúng bữa, mỗi bữa có đầy đủ thức ăn theo 4 nhóm. Bạn có thể đến đăng ký khám tại phòng khám dinh dưỡng để được các chuyên gia tư vấn kỹ hơn về chế độ ăn theo độ tuổi cho bé
Bé nhỏ 6 tháng thì không thấy bạn miêu tả cân nặng của bé hiện tại được bao nhiêu. Tuy nhiên nếu ói gây ảnh hưởng đến tăng trưởng của bé thì bạn nên đưa bé đến khám tại phòng khám tiêu hóa để BS có thể chẩn đoán chính xác và cho thuốc điều trị.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Trần Minh Hảo

Bệnh đường rò tại vùng cổ

Hiện nay em đang ở tỉnh Quảng Nam. Con trai của em 4 tuổi, cháu bị đường rò tại vùng cổ. Cháu thường xuyên bị áp xe tại lỗ rò. Em xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp em về chữa trị cho cháu.
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Hiện thông tin chị cung cấp tôi chưa thể có chẩn đoán chính xác được. Có khả năng cháu bị đường dò khe mang và thường bị áp xe. Muốn điều trị dứt bệnh lý này, có thể cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, chị nên cho cháu đến bện viện chuyên khoa nhi để các bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác, từ đó sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Phạm Như Nguyệt

Bệnh loét dạ dày ở trẻ

Con Em 10 tuổi đã điểu trị bệnh loét dạ dày và đã xuất viện và tái khám gần 3 tháng. Hiện nay bé chưa ăn được nhiều như lúc chưa bệnh và bé hay kêu đau đầu kèm theo mệt có khi sốt nhẹ không muốn ăn, không lên cân 3 tháng nay. Trước đây bác sĩ có có kiểm tra tim, gan, mật thì thấy bình thường.
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Theo thông tin anh cung cấp, con anh đã được chẩn đoán loét dạ dày và điều trị. Bệnh này thông thường được chẩn đoán dựa vào nội soi dạ dày và hay liên quan đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vì vậy, bác sĩ sẽ cần những thông tin chi tiết về kết quả nội soi (nếu bé đã được làm), các xét nghiệm máu, phân, siêu âm bụng v.v. và các thuốc bé đã dùng để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khoẻ của bé, từ đó tư vấn cụ thể hơn.

Hiện tại bé ăn kém, thỉnh thoảng có sốt và đau đầu kèm với việc không lên cân trong vòng 3 tháng nay cho thấy bé đang có vấn đề sức khoẻ cần được khám và đánh giá kỹ hơn để tìm nguyên nhân. Tình trạng này có thể liên quan hoặc không liên quan đến bệnh loét dạ dày của bé. Vì vậy, tốt nhất anh có thể đưa bé đến khám tại Phòng khám Tiêu hoá, bệnh viện Nhi đồng Thành Phố với các kết quả xét nghiệm, toa thuốc cũ để các bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị cho bé.

 Ngày đăng: 03/06/2021 Nguyễn Tuyết Mai

Bệnh chảy máu cam ở trẻ

Em có 1 bé trai (38 tháng tuổi), từ lúc bé hơn 12 tháng tuổi đến nay có bị chảy máu cam khoảng 6 lần, những lần đầu bé hay bị chảy máu cam về đêm, nhưng 2 lần gần đây bé bị chảy máu cam ban ngày (buổi chiều). Ngoài chảy máu cam ra thì bé không nóng sốt hay có bất cứ triệu chứng gì khác nữa. Bác sĩ cho em hỏi em nên cho bé khám ở khoa nào ạ, em cảm ơn Bác Sĩ rất nhiều
 Ngày trả lời: 03/06/2021

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là một tình trạng phổ biến, hơn 60% dân số mắc phải ít nhất một lần trong đời. Tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm sắp xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu cam như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ngoáy mũi không đúng cách, có dị vật trong mũi, thay đổi sinh lý do mang thai, khí hậu khô khắc nghiệt…

Ở trẻ em, chảy máu cam thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả nhất.
Như đã nêu trên, chảy máu cam có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, do đó chảy máu cam nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, biến chứng ung thư mũi xoang rất nguy hiểm

Ngoáy mũi: Ngoáy mũi không đúng sẽ làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Nếu chảy máu nhiều lần có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.

Viêm mũi dị ứng: Khi cơ thể bị dị ứng khiến các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này các mao mạch giãn ra, khi bạn hắt hơi thường xuyên sẽ gây ra các vết loét và chảy máu. Máu có thể dưới dạng vệt nhỏ khi hắt hơi hoặc xì mũi.
Viêm xoang: Viêm xoang gây chảy máu cam khi người bệnh thường xuyên ngoáy mũi, dùng thuốc xịt mũi trong thời gian dài, hắt hơi mạnh…

Nếu chảy máu mũi có màu đậm, mùi hôi thì có thể là triệu chứng của một dạng nhiễm trùng xoang… lúc này, bạn cần đến các cơ sở y tế chụp nội soi hoặc CT ngay nhé!

Do tăng huyết áp: Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân bị cao huyết áp hoặc người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu can, xuất huyết não, suy tim…

Dị vật trong mũi: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, kèm theo nhức đầu thường xuyên cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.

U xơ vòm mũi họng: Bị chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai, người gầy xanh, mệt mỏi, kèm theo đó là tình trạng chảy máu cam… thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm mũi họng cần hết sức cẩn trọng.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Trần Linh Nhi

Tư vấn kem đánh răng cho bé gái

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng. Xin các bác sĩ tư vấn loại kem đánh răng nào thì thích hợp, nhất là dành cho bé gái 5 tuổi lười đánh răng nhà tôi.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Người ta phân ra làm 2 loại: Kem đánh răng và thuốc đánh răng.

Kem đánh răng là sản phẩm vệ sinh răng miệng thông thường, thường chứa chất Fluor với nồng độ dưới 1.500 ppm. Kem đánh răng có thể mua tự do ở các siêu thị, đại lý...

Thuốc đánh răng là sản phẩm vệ sinh răng miệng đặc biệt thường chứa Fluor với nồng độ lớn hơn 1.500 ppm hoặc trong thuốc đánh răng có chứa chất kháng viêm, kháng sinh... Thuốc đánh răng cần phải được ghi toa từ bác sĩ.

Khi chọn mua 1 loại kem đánh răng, chúng ta nên đọc hướng dẫn trên bao bì: Loại Fluor, hàm lượng Fluor, loại chất mài mòn, chất tạo bọt... Trong đó quan trọng nhất là loại và hàm lượng Fluor.

Đối với trẻ dưới 3 tuổi nên chọn kem đánh răng trẻ em (hàm lượng từ 250 đến 450 ppm). Trẻ trên 3 tuổi có thể dùng kem đánh răng người lớn (hàm lượng từ 1.000 đến 1.500 ppm). Tuy nhiên, cha mẹ hoặc thầy cô giáo nên giám sát kỹ việc lấy kem đánh răng: Bôi 1 lớp mỏng (như hạt đậu xanh) trên bề mặt lông bàn chải đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Trên 6 tuổi sử dụng kem như người lớn.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Phạm Nhật Linh

Tôi bị lỗ dò

Tôi bị lỗ dò. Như thế có ảnh hưởng gì cho sức khỏe không?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Răng đã được chẩn đoán là bị lỗ dò như bạn nói thì thường gặp là có viêm quanh cuống răng (viêm quanh chóp răng). Viêm quanh cuống răng thường do biến chứng của sâu răng không được điều trị kịp thời dẫn tới viêm tủy răng và lan ra tới vùng cuốn răng. Cũng có trường hợp viêm quanh cuống răng do nguyên nhân khác như sang chấn...

Về điều trị, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được kiểm tra lại. Nếu tổn thương vùng quanh cuống nhỏ, thì chỉ cần điều trị nội nha tốt là có thể hết được lỗ dò. Nếu tổn thương vùng quanh cuống răng lớn hơn, thì sau điều trị nội nha cần phối hợp với phẫu thuật nạo cuống và cắt cuống răng.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Trần Hạnh

Nếu răng không đều, đẹp thì nên niềng răng từ lúc mấy tuổi

Nếu răng không đều, đẹp thì nên niềng răng từ lúc mấy tuổi là phù hợp?
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Nếu răng không đều thì nên đưa con bạn tới cơ sở nha khoa để được điều trị nắn chỉnh răng (bạn gọi là niềng răng). Nên điều trị sớm khi mới thay hết hàm răng sữa lúc 12 tuổi hoặc sớm hơn khi thay hầu hết các răng sữa.

Trong một số trường hợp, nên can thiệp điều trị sớm hơn nữa:

Trẻ em có khớp cắn ngược (các răng cửa hàm trên ở phía sau các răng cửa dưới) thì nắn chỉnh ngay khi mới có biểu hiện khớp cắn ngược (thường từ 7 tuổi). Như vậy, việc điều trị sẽ nhanh và đơn giản hơn.

Các trường hợp răng lệch lạc quá mức cũng nên được can thiệp điều trị sớm hơn, trước khi thay hết hàm răng sữa.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Trần Linh Nhi

Răng sữa

Con trai em được 31 tháng, cháu đã mọc đủ 20 răng sữa. Nhưng hiện nay răng cửa và răng hàm của cháu bị vàng và có những chỗ bị vỡ lớp men răng ở bên ngoài. Vậy xin bác sĩ cho em biết là tại sao cháu lại bị như vậy không ạ, mặc dù em đánh răng cho cháu vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ đầy đủ.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Trên hệ răng sữa khi nhiều răng có sự thay đổi về màu sắc, khuyết, vỡ lớp men bên ngoài thì có thể do rối loạn cấu trúc tổ chức men ngà (nhiễm sắc Tetracycline, nhiễm Fluor trên răng, sinh men bất toàn...). Trong trường hợp này chị có thể đưa cháu đến khoa Răng Hàm Mặt của các bệnh viện để Bác sĩ khám và hàn răng thẩm mỹ cho cháu. Điều quan trọng là chị nên tiếp tục theo dõi các răng vĩnh viễn sau này của cháu.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Nguyễn Phúc Long

Răng hàm mọc thấp

Răng hàm của tôi mọc thấp (ngắn) hơn so với răng cửa, do vậy nên khi nhai, nghiền thức ăn răng cửa hàm dưới thường chạm vào phần lợi ở gốc răng phía trong của hàm trên nên gây khó chịu và đau. Xin bác sĩ tư vấn giúp xem cách nào khắc phục được tình trạng trên. Tôi có nghe qua về mài răng, tôi đang có ý định mài một số răng cửa hàm dưới cho ngắn đi. Nhưng tôi không hiểu liệu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và hậu quả lâu dài không.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Răng khôn mọc lệch, răng khôn ngầm có thể gây ra tai biến: Viêm nướu (lợi), viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn các tổ chức lân cận, nhiễm khuẫn máu,...Khi có răng khôn mọc lệch hay răng khôn ngầm nên nhổ để phòng ngừa những tai biến tại chỗ và toàn thân. Anh nên đến cơ sở răng hàm mặt để nhổ răng khôn. Việc nhổ răng hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng, không đau.

Không nên mài các răng hàm dưới khi chẳng có lý do chính đáng nào. Việc mài các răng như vậy có thể ảnh hưởng đến tủy răng, khớp cắn, thẩm mỹ. Rối loạn cắn khớp do mài điều chỉnh răng không đúng lâu dài có thể đưa đến loạn năng khớp thái dương hàm.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Nguyễn Phi Hùng

Răng cửa mọc nghiêng

Cháu bé nhà tôi năm nay được 5,5 tuổi. Cháu bắt đầu thay răng sữa. Nhưng hiện có dấu hiệu của răng mới mọc sai vị trí (răng cửa - mọc nghiêng - là răng thay mơi thứ 2). Vậy xin hỏi tôi phải làm gì để cải thiện răng cho cháu.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Những răng vĩnh viễn mới mọc trong thời kỳ răng hỗn hợp thường không đúng vị trí (răng thưa, răng lệch ra ngoài, răng lệch vào trong,..) là bình thường. Thường đến 10 đến 12 tuổi, nếu các răng vĩnh viễn này không tự điều chỉnh vị trí thì anh có thể đưa cháu đến các cơ sở răng hàm mặt ( bệnh viện có khoa chỉnh hình răng mặt ) để được điều trị sớm.

 Ngày đăng: 02/06/2021 Vương Hiếu Ngọc

Trám răng

Tôi năm nay 23 tuổi cách đây 5 năm tôi có trám một chiếc răng bị sâu. Cho tôi hỏi bao lâu thì đi khám lại chiếc răng trám đó và một chiếc răng trám rồi thì thời gian bao lâu sẽ đi trám lại. Nếu tôi muốn nhổ chiếc răng đó đi có ảnh hưởng gì không.
 Ngày trả lời: 02/06/2021

Một răng sâu khi được sửa soạn theo đúng qui trình kỹ thuật chuyên môn và được trám (hàn) với vật liệu tốt (đạt chuẩn) thì có thể tồn tại từ 5 đến 10 năm. Để biết chất lượng miếng trám còn tốt hay không nên khám răng định kỳ mỗi năm 1 lần. Một chiếc răng còn giữ được chức năng và thẩm mỹ không "dại" gì phải nhổ bỏ. Răng thật bao giờ cũng tốt hơn răng giả.

Đặt câu hỏi

Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông bên dưới

Gửi
Thiết kế & phát triển bởi SweetSoft JSC
Đặt lịch
Messenger